Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Vingroup, T&T, Hoà Phát, Sovico, Ecopark, Doji, An Phát Holdings cùng một loạt ngân hàng lớn ủng hộ 280 tỷ đồng và 4 triệu liều vaccine
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần "triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine", huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, đợt dịch lần thứ 4 có diễn biến phức tạp hơn và khả năng sẽ kéo dài hơn các đợt dịch trước, xảy ra tại nhiều địa phương với nhiều nguồn lây, nhiều ổ dịch trong cùng thời điểm, cùng sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới với khả năng lây nhanh hơn, rộng hơn, mạnh hơn.
Tại hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, dịch bệnh diễn biến phức tạp, dịch bùng phát với số ca mắc cao, xảy ra tại khu công nghiệp và lây lan ra cộng đồng.
Tình hình dịch bệnh sắp tới được dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường, có thể ảnh hưởng tới nhiều hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là hoạt động của các khu công nghiệp và một số trung tâm kinh tế lớn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần "triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine", huy động mọi nguồn lực và đóng góp của toàn dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, hiện nay, việc có đủ nguồn vaccine tiêm chủng cho người dân là điều rất quan trọng để chuyển từ phòng ngự sang chủ động tấn công dịch bệnh. Nguồn hỗ trợ của các đơn vị rất quan trọng để tiếp cận mua sắm vaccine, để mọi người dân được tiêm vaccine, bởi chỉ có vaccine mới có thể sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, phát triển kinh tế.
Ngày 21/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đồng ý với phương án sử dụng nguồn kinh phí do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ cho phòng, chống dịch COVID-19 để mua vaccine phòng ngừa COVID-19.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, các tập đoàn tư nhân đã chung tay ủng hộ hàng triệu liều vaccine lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Thông qua Bộ Y tế, 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng để mua vaccine, mỗi ngân hàng 25 tỷ đồng. Ngân hàng HDBank cùng tập đoàn Sovico ủng hộ 60 tỷ đồng tương đương 1 triệu liều vaccine.
Tập đoàn Vingroup ủng hộ 4 triệu liều vaccine, tương đương với số tiền khoảng 500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 20 tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp như: Vingroup, Agribank, Sunshine Homes, Thingo Group... ủng hộ Hà Nội tổng số tiền 11,37 tỷ đồng, trong đó, 10,809 tỷ đồng tiền mặt và hàng hóa trị giá 61 triệu đồng để chống Covid.
Sáng nay, Tập đoàn T&T ủng hộ 1 triệu liều vaccine vào Quỹ vaccine chống Covid, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB (Tập đoàn T&T là cổ đông lớn) cũng trao tặng 15 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua vaccine phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, ngày 24/5, Tập đoàn T&T đã ủng hộ, hỗ trợ 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang tổng 1.000 tấn gạo và 5 tỷ đồng để phòng chống dịch. Doanh nghiệp này dự định sẽ tiếp tục trao tặng bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh hệ thống ECMO trị giá 3,5 tỷ đồng để phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Ngày 25/5/2021, ông Nguyễn Việt Thắng- Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát đã trao tặng 50 tỷ đồng vào Quỹ mua vắc xin phòng chống Covid-19 của Chính phủ. Tính đến nay, Hòa Phát đã ủng hộ 77 tỷ đồng hỗ trợ các Bộ ngành, địa phương phòng chống dịch. Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát đã ủng hộ 27 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch Covid 19 tới Quỹ của Bộ Y tế, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện K, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang bằng tiền mặt, thực phẩm và trang thiết bị y tế….
Cũng trong ngày 25/5, Tập đoàn An Phát Holdings đã gửi 20 tỷ đồng đến Bộ Y tế nhằmchung tay hỗ trợ quỹ mua vaccine ngừa Covid-19.
Hoà Phát ủng hộ quỹ vaccine 50 tỷ đồng
Tập đoàn DOJI và Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã trao tặng 20 tỷ đồng cho đại diện Bộ Y tế để ủng hộ cho Quỹ vaccine phòng Covid-19. Trong hai năm qua, các doanh nghiệp của ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch tập đoàn Doji đã ủng hộ 50 tỷ đồng chống dịch Covid.
Ecopark hỗ trợ 1 triệu USD cho quỹ mua vaccine phòng COVID-19. Ông Trần Quốc Việt - Tổng Giám đốc Tập đoàn Ecopark bày tỏ sự biết ơn với những cống hiến không biết mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, của ngành y tế trong thời gian vừa qua. Tập đoàn Ecopark đề nghị Bộ Y tế xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho cán bộ, nhân viên, đối tác của Tập đoàn và toàn bộ cư dân tại khu đô thị Ecopark với số lượng dự kiến khoảng 60.000 liều.
Bên cạnh đó, các tập đoàn cũng ủng hộ Bắc Giang, Bắc Ninh chống dịch. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã trao tặng 5 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh để góp phần giúp Bắc Giang kịp thời tăng cường các công cụ bảo hộ, trang thiết bị y tế. Bên cạnh việc ủng hộ 05 tỷ đồng tiền mặt cho Bắc Giang, VPBank cũng tài trợ cho Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam 05 tỷ đồng để triển khai các phòng xét nghiệm container lưu động tại các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có Bắc Giang. Dự kiến mỗi container có khả năng xét nghiệm 10.000 mẫu/ngày.
VPBank ủng hộ Bắc Giang 5 tỷ đồng chống dịch
Bộ Y tế đã nỗ lực cố gắng đàm phán với các đơn vị, công ty cung ứng vaccine. Đến nay, tổng số liều vaccine COVID-19 có được thông qua đàm phán là hơn 100 triệu liều bao gồm: 38,9 triệu liều từ chương trình COVAX Facility, 30 triệu liều từ AstraZeneca, 31 triệu liều từ Pfizer/BioNTech. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm khoảng 10 triệu liều theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí. Tuy nhiên, so với yêu cầu có đủ 150 triệu liều để tiêm cho 75% dân số, số lượng này vẫn thiếu .
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mua 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng, bao gồm kinh phí mua vaccine, kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng.
Về nguồn kinh phí để mua vaccine, ngân sách Trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16.000 tỷ đồng, bảo đảm cho các đối tượng do Trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn; ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt khi dịch kéo dài thì nhu cầu vaccine hằng năm tăng cao, kinh phí mua vaccine lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn NSNN thì sẽ khó đáp ứng mục tiêu phòng dịch cho toàn dân.
Trong bối cảnh cân đối NSNN khó khăn, để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác mua vaccine phòng COVID-19, việc thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ tiếp cận mua, nhập khẩu vaccine để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.
Quỹ vaccine phòng COVID-19 có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ cho hoạt động tài trợ, hỗ trợ mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19.
Quỹ được vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ; tiếp nhận, quản lý sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ, tài trợ cho các hoạt động mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 theo quy định.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.