Huy động vốn qua kênh trái phiếu chính phủ đạt 19.509 tỷ đồng

Tài chính - Đầu tư
10:38 AM 23/02/2024

Theo báo cáo vừa được Kho bạc Nhà nước (KBNN) công bố, tính đến hết ngày 31/1/2024, tổng khối lượng trái phiếu chính phủ (TPCP) huy động được là 19.509 tỷ đồng, tương đương 4,9% kế hoạch phát hành TPCP năm 2024 (400.000 tỷ đồng) và 15,4% kế hoạch quý I/2024 (127.000 tỷ đồng).

Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, trong năm 2024, đơn vị được giao kế hoạch huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) là 400.000 tỷ đồng (bao gồm cả khối lượng phát hành cho Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).

Toàn hệ thống KBNN đã bám sát kế hoạch được giao, chủ động xây dựng lịch biểu phát hành, nắm bắt tình hình thu, chi, kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách trung ương và diễn biến tình hình thị trường để kịp thời tham mưu với Bộ Tài chính các giải pháp huy động vốn TPCP với khối lượng, kỳ hạn, lãi suất phát hành phù hợp, bảo đảm huy động đủ khối lượng theo nhu cầu của ngân sách trung ương và duy trì ổn định hoạt động thị trường TPCP.

Đồng thời, việc huy động vốn tiếp tục được KBNN thực hiện theo hướng tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đáp ứng mục tiêu kỳ hạn phát hành bình quân TPCP đạt từ 9-11 năm theo đúng Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội đặt ra.

Huy động vốn qua kênh trái phiếu chính phủ đạt 19.509 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo báo cáo từ KBNN, tính đến hết ngày 31/1/2024, tổng khối lượng TPCP là 19.509 tỷ đồng, tương đương 4,9% kế hoạch phát hành TPCP năm 2024 (400.000 tỷ đồng) và 15,4% kế hoạch quý I/2024 (127.000 tỷ đồng). 

Kỳ hạn phát hành bình quân năm là 13,16 năm; thời gian đáo hạn bình quân danh mục là 9,08 năm; lãi suất phát hành bình quân là 2,20%/năm.

Cũng trong tháng 1, KBNN đã tập trung điều hành ngân quỹ đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước và các đơn vị giao dịch (cả bằng VND và ngoại tệ) khi nhu cầu chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, trả nợ nước ngoài… tăng cao vào thời điểm cuối năm dương lịch 2023 và thời điểm chỉnh lý quyết toán niên độ ngân sách 2023; quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý ngân quỹ.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà Không thương mại hóa điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Cần thiết phải ban hành cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời áp mái theo hình thức tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự cung tự cấp, giảm bớt mua điện từ hệ thống điện quốc gia, giảm áp lực cho hệ thống điện.