Huyện Hoằng Hóa: Gần dân để kết nối vạn dân

Địa phương
05:33 PM 07/12/2022

Sau 7 tháng triển khai, thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ" tại 5 xã điểm của huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đến nay mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ Nhân dân trong mỗi cán bộ, công chức cơ quan, chính quyền cấp xã, nhất là vai trò, trách nhiệm, uy tín của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở hầu hết các đơn vị đã nâng lên, được người dân ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao.

Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ

Thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ", xã Hoằng Thái niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính để người dân theo dõi, nắm bắt và thực hiện, luôn hướng đến sự hài lòng của người dân.

Tại phòng "một cửa" UBND xã Hoằng Phụ, một buổi chiều đầu đông, mặc dù lượng người dân đến làm thủ tục  hành chính còn ít, song đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đều có mặt đầy đủ ở vị trí trực tiếp nhận hồ sơ hành chính, có đeo thẻ, trang phục lịch sự, gọn gàng…

Tranh thủ thời gian chưa có công dân đến giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), chị Lê Thị Mão, công chức văn phòng xã Hoằng  Phụ vào máy tính mở Cổng thông tin điện tử của xã cho chúng tôi xem rồi nói: "Tất cả kết quả giải quyết TTHC đều được cán bộ, công chức phụ trách cổng thông tin điện tử cập nhật trên hệ thống. Người dân không phải đi lại nhiều lần mà chỉ cần vào cổng thông tin điện tử là có thể biết được TTHC của mình đã được giải quyết hay chưa? Nếu chưa được giải quyết hoặc không đúng hạn, xã sẽ có thư xin lỗi, nêu lý do cụ thể để người dân biết, mong người dân thông cảm vì sự chậm trễ, đồng thời hẹn lại ngày trả kết quả".

Hoằng Hóa: Gần dân để kết nối vạn dân - Ảnh 1.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình - CT UBND xã Hoằng Phụ triển khai kế hoạch

Chị Lê Thị Mão cho biết thêm: "Tháng 8/2022, xã Hoằng Phụ được Ban Dân Vận Huyện ủy Hoắng Hóa chọn là đơn vị làm điểm cụm kinh tế-xã hội số 5 (cụm các xã vùng biển) về xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ". Sau 4 tháng đi vào hoạt động, mô hình đã tạo chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ Nhân dân của mỗi cán bộ, công chức cấp xã. Tại trụ sở làm việc, địa phương quan tâm bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC ở vị trí thuận lợi, có phòng tiếp dân riêng; sắp xếp, chỉnh trang, niêm yết công khai các nội dung liên quan đến yêu cầu cải cách TTHC; quy trình tiếp nhận , giải quyết và trả kết quả; xây dựng các hòm thư góp ý; công khai số điện thoại của lãnh đạo xã…; lắp đặt camera giám sát, các trang thiết bị như máy vi tính, bàn làm việc mặc dù tận dụng thiết bị cũ nhưng được sắp xếp lại gọn gàng, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho người dân khi đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức thực hiên tốt nội dung khẩu hiệu "5 biết", "3 không", "thể hiện", luôn biết lắng nghe, hướng dẫn tận tình, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân…

Bà Trương Thị Thược, thôn Tháng Mười, xã Hoằng Phụ nói: "Từ khi địa phương thực hiện mô hình "Chính quyền  thân thiện, Vì Nhân dân phục vụ" tôi nhận thấy cán bộ, công chức tại bộ phận "Một cửa" giải quyết công việc cho người dân nhanh chóng, thân thiện hơn. Trường hợp thiếu giấy tờ thì hướng dẫn và gửi bảng kê các loại giấy tờ cần thiết về chuẩn bị đầy đủ để không phải đi lại nhiều lần".

Với  mục tiêu đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc của chính quyền xã từ mệnh lệnh hành chính sang phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục; xây dựng phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, hướng đến sự hài lòng của người dân cho đội ngũ cán bộ, công chức. Mỗi cán bộ, công chức, chiến sĩ lực lượng Công an xã Hoằng Thái đã và đang gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định, chuẩn mực về đạo đức công vụ, lề lối, tác phong công tác trong giao tiếp, ứng xử và giải quyết công việc với Nhân dân. Xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ" là việc làm khẩn trương, cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay ở địa phương.

Hoằng Hóa: Gần dân để kết nối vạn dân - Ảnh 2.

Thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”, xã Hoằng Thái niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính để người dân theo dõi, nắm bắt và thực hiện.

Theo ông Trịnh Hữu Vui, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thái: Là xã điểm của huyện Hoằng Hóa được Ban Dân vận Tỉnh ủy chọn xây dựng mô hình "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ", ngay sau khi ra mắt mô hình (tháng 5-2022), Hoằng Thái tập trung tuyên truyền, triển khai các văn bản của Trung ương, của tỉnh, của huyện về công tác dân vận và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề xuất chính đáng của tổ chức, công dân và doanh nghiệp, không để vấn đề phát sinh ở cơ sở…Từ đó, lề lối làm việc của chính quyền xã đã có sự điều chỉnh từ "mệnh lệnh hành chính" sang "phục vụ, hướng dẫn, vận động, thuyết phục"; xây dựng phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", hướng đến sự hài lòng của người dân… UBND xã chỉ đạo, sắp xếp, bố trí phòng tiếp dân, bộ phận tiếp dân và trả kết quả theo quy định; thực hiện lấy ý kiến của người dân, tổ chức để đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức khi giao tiếp, làm việc tại trụ sở, rút ngắn thời gian xử lý, giải quyết thủ tục hành chính; công khai số điện thoại của lãnh đạo xã tại nơi tiếp công dân.

Có thể nói, từ khi triển khai mô hình đến nay, UBND xã  đã tiếp nhận 813 hồ sơ trên môi trường một cửa điện tử, trong đó hồ sơ trực tuyến mức độ 3,4 là 246 hồ sơ, 100% hồ sơ đã trả trước và đúng hạn; UBND xã đã thực hiện gửi 13 thư cảm ơn, 51 thư chúc mừng, 16 thư chia buồn đến các cá nhân, gia đình và tổ chức trong những trường hợp cụ thế. Đồng chí Bí thư Đảng ủy thực hiện tiếp công dân định kỳ 2 ngày/ tháng, Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã thực hiện tiếp công dân 4 lần/ tháng; tổ chức 2 hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với MTTQ và các đoàn thể, Nhân dân; tổ chức hội nghị Công an lắng nghe Nhân dân nói, đánh giá hài lòng của Nhân dân với công an xã ,…Thông qua đối thoại đã nắm bắt những vấn đề mới phát sinh, chưa phù hợp với thực tiễn để chỉ đạo nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế thuộc thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, góp phần tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong Nhân dân.

Đổi mới mạnh mẽ lề lối làm việc

Hoằng Hóa: Gần dân để kết nối vạn dân - Ảnh 3.

Mô hình “Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ” đang được Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp triển khai thí điểm tại 7 xã, ở 5 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình điểm đầu tiên tại xã Hoằng Thái đến nay, Ban Dân vận Huyện ủy Hoằng Hóa đã phối hợp với các xã đại diện ở các cụm kinh tế- xã hội của huyện chỉ đạo ra mắt thực hiện mô hình điểm "Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ", tại các xã: Hoằng Phượng, Hoằng Qúy, Hoằng Phụ và thị trấn Bút Sơn"- Đồng chí Trịnh Thị Quế cho rằng: với việc cam kết thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu "5 biết" (biết nghe dân nói, biêt nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi, biết cám ơn) và " 3 thể hiện" (tôn trọng: trong quan hệ giao tiếp. Văn minh: lịch sự, văn hóa trong giao tiếp. Văn minh: lịch sự, văn hóa trong giao tiếp, giải quyết công việc nhanh chóng) và "5 không" (không hách dịch, cửa quyền; không quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà Nhân dân; không tham ô, lãng phí; không né tránh trách nhiệm; không chậm trễ giải quyết hồ sơ, công việc),… Đại đa số cán bộ công chức, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương trong giao tiếp, ứng xử với người dân đều có thái độ lịch sự đúng mực, gần gũi, thân thiện.

Vì vậy, chỉ sau thời gian ngắn triển khai thực hiện mô hình đã tác động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, nhận thức, phong cách làm việc, phục vụ Nhân dân trong mỗi cán bộ, công chức cơ quan, chính quyền cấp xã, nhất là vai trò, trách nhiệm, uy tín của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền ở hầu hết các đơn vị đã nâng lên, được người dân ghi nhận, tin tưởng, đánh giá cao.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Dân vận Huyện ủy sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai, nhân rộng mô hình, đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện mô hình nhằm xây dựng sự gắn kết, gần gũi, thân thiện giữa chính quyền, để cùng nhau xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương lên một tầm cao mới.

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.