Huyện miền núi Như Thanh: Nỗ lực xây dựng Nông thôn mới
Bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong bối cảnh còn rất nhiều khó khan. Vì vậy, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã thận trọng lựa chọn từng bước đi phù hợp với tình hình của địa phương. Và thực tiễn đã chứng minh, Phong trào xây dựng NTM ở huyện miền núi bước đầu đã thu được những kết quả đáng mừng.
Có thể nói, việc thực hiện tốt công tác dân vận, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để huy động sức dân là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM ở huyện Như Thanh. Trong đó, Sáng kiến xây dựng bản NTM là cách làm hiệu quả nhất, góp phần khơi dậy sức dân, chuyển tâm thế của bà con dân bản từ thụ động sang chủ động trong xây dựng NTM đã được Trung ương, tỉnh ghi nhận và đánh giá cao.
Vạn sự khởi đầu nan
Như Thanh là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, do đó việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM còn gặp rất nhiều khó khăn do điểm xuất phát còn thấp, (năm 2020 thu nhập bình quân đầu người mới đạt 10,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo cao 40,3 %, bình quân tiêu chí của huyện đạt 5,25 tiêu chí/ xã); số xã đặc biệt khó khăn của huyện cao; sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, nhỏ lẻ. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm, số lượng hàng hóa nông sản có chất lượng cao chưa nhiều, chưa có nhiều chuỗi giá trị liên kết sản xuất. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ. Địa bàn rộng, dân cư phân bổ rải rác, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của người dân về Chương trình NTM còn hạn chế. Do vậy, huyện xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, đặc biệt là sự vào cuộc của toàn dân, phát huy được vai trò chủ thế của Nhân dân, xây dựng NTM là công việc của mọi người dân.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng". Lãnh đạo huyện Như Thanh quyết tâm,với phương châm "dễ làm trước, khó làm sau" hướng đến mục tiêu có nhiều thôn, bản đạt chuẩn NTM sẽ có xã đạt chuẩn NTM. Việc lựa chọn cách thức tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con làm NTM được cấp ủy chính quyền chú trọng.
Chính từ việc hiểu được ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng NTM, người dân trong các thôn, bản đã nỗ lực, vượt khó, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng các mô hình làm rau sạch, mô hình chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên hơn 10 năm qua nhân dân đã hiến trên 53ha đất và các tài sản trên đất để mở rộng đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác, huy động trên 1.200 tỷ đồng để xây dựng NTM. Vì thế, bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc.
Theo ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện cho biết: Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, Chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách của Trung ương và của tỉnh về xây dựng NTM, Như Thanh đã triển khai nhiều giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, tháo gỡ tại các xã, làng, bản, ngay từ việc xây dựng đề án quy hoạch NTM, quy hoạch sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa, vệ sinh môi trường, các chính sách về an sinh xã hội, huy động đóng góp đều được công khai để nhân dân được biết, được bàn, được quyết định, được giám sát. Theo đó, việc huy động người dân đóng góp xây dựng NTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch và không có tình trạng huy động quá sức dân, nên được nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng.
Đồng chí Bí thư huyện nhấn mạnh: công tác tuyên truyền, vận động được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ xây dựng NTM, nên UBND huyện đã chủ động ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền xây dựng NTM bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên tham gia thực hiện xây dựng NTM thông qua việc lồng ghép các phong trào do các tổ chức hội phát động thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM – đô thị văn minh", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".
Nhờ đó, nhận thức của cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã chuyển biến rõ rệt, người dân ngày càng tích cực, chủ động tham gia xây dựng NTM bằng nhiều cách làm sáng tạo, do đó xây dựng NTM đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện.
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhiều mô hình sản xuất liên kết chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng; kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh, năm sau cao hơn năm trước: năm 2018 đạt 16,57%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 10,4 triệu đồng (năm 2010) lên 29,5 triệu đồng/người/năm (năm 2018)…; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm trên 5% /năm ; chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được nâng lên. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế- xã hội ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Toàn huyện đã xây dựng được 598,79 km đường giao thông các loại; cải tạo, nâng cấp 65 công trình thủy lợi; xây dựng 78,3 km kênh mương; xây mới, cải tạo, nâng cấp: 5.658 nhà ở dân cư; 12 trụ sở xã; 15 Trung tâm văn hóa xã; 137 nhà văn hóa thôn; 162 phòng học và nhiều công trình hạ tầng khác.
Điều đáng nói là, môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng được chú trọng; dân chủ ở cơ sở ngày càng phát huy, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân được nâng lên rõ rệt; hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố; phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM được các đoàn thể chính trị - xã hội , các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng trên địa bàn huyện.
Như vậy, sau 12 năm triển khai, thực hiện, kinh tế huyện Như Thanh tăng trưởng với tốc độ nhanh, toàn huyện có 9 xã/11 xã đạt chuẩn NTM, 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 76 thôn đạt chuẩn NTM và 12 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; số tiêu chí NTM bình quân toàn huyện đạt 17,3 tiêu chí/xã.
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân
Mục tiêu chung của huyện hướng tới là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thông qua từng bước giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người dân thông qua các mô hình phát triển kinh tế ở các thôn, bản địa bàn khó khăn, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất theo hướng phát triển hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân nông thôn.
Nét nổi bật đó là, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ các giải pháp về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ tập trung đất đai, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững. Kết quả là toàn huyện đã có 04 ha rau an toàn tập trung chuyên canh được cấp VietGap, 4.000m2 nhà lưới sản xuất rau an toàn và có trên 100ha rau an toàn nhân dân tự gieo trồng để phục vụ nhu cầu rau xanh an toàn hàng ngày của nhân dân, nhiều mô hình mới gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm đã khẳng định được hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng như: mô hình trồng nấm, xã Yên Thị; mô hình đào ở Xuân Du; mô hình trồng riềng ở Cán Khê; mô hình trồng thanh long ruột đỏ; mô hình tích tụ đất thâm canh mía trên đất lúa; mô hình trồng nghệ vàng; mô hình trồng dong sản xuất miến; chăm nuôi lợn cỏ.v.v…đã khẳng định hiệu quả kinh tế và khả năng nhân rộng…; đồng thời kinh tế lâm nghiệp phát triển đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi…
Với mục tiêu chung là: huy động hợp lý sức dân để lo cho dân, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cùng với nguồn vốn hỗ trợ một phần của nhà nước và các nguồn vốn lồng ghép của các chương trình, dự án để xây dựng NTM, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở vùng miền núi huyện Như Thanh đã và đang đi đúng hướng, huyện quyết tâm phấn đấu hoàn thành xây dựng huyện NTM trước năm 2025 (100% số xã đạt chuẩn NTM).
Để kết thúc bài viết này tôi mượn lời của bà Trần Thị Thư Hằng phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Như Thanh tâm đắc nói với chúng tôi: "Việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở thôn, bản huyện miền núi Như Thanh, đã giúp cho người dân thực sự phát huy vai trò chủ thể và chủ động hơn trong công việc của mình, giảm phụ thuốc, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, huyện tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, giá trị nông sản; đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, từ đó đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM ở cấp xã, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa 2 khu vực miền núi và đồng bằng trong quá trình xây dựng NTM. Nhờ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân đã khấm khá hơn".
Tuy còn nhiều khó khăn vướng vướng mắc nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân, tin rằng Như Thanh sẽ hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM theo kế hoạch đã đề ra.
Triều Nguyệt - Yến HoàngVNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.