Huyện Mường Ảng: Hướng đến phát triển kinh tế bền vững
Với điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng và tài nguyên đất, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang tích cực chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả và đất trống, đồi trọc sang phát triển trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với mục tiêu xây dựng Mường Ảng trở thành vùng chuyên canh trồng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh Điện Biên, việc tập trung phát triển cây ăn quả kỳ vọng sẽ bà con nơi đây xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, huyện Mường Ảng đã tập trung mọi nguồn lực hoàn thành mọi mặt kinh tế xã hội. Cụ thể, công tác quản lý ngân sách đảm bảo đúng quy định và các chế độ chính sách, thực hiện quyết toán ngân sách đảm bảo đúng quy định và các chế độ chính sách, thực hiện quyết toán ngân sách niên độ 2019 đúng quy định, kịp thời hướng dẫn đôn đốc chỉ đạo các đơn vị, ủy ban nhân dân các xã trong quản lý điều hành ngân sách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo dự toán được giao và nhiệm vụ phát sinh. 9 tháng đầu năm tổng thu ngân sách nhà nước đạt 591,3 tỷ đồng. Trong đó thu trên địa bàn đạt 18,9 tỷ đồng, đạt 78,6% kế hoạch.
Mường Ảng hiện có khoảng 300 ha diện tích cây ăn quả và phấn đấu đến năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 ha.
Trong sản xuất nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 8.603 tấn, đạt 47,8% kế hoạch năm; tiếp tục thực hiện gieo trồng và chăm sóc 1.402 ha lúa mùa, 841 ha lúa nương và một số diện tích cây trồng khác như lạc, đậu tương… Chăm sóc, bảo vệ 2.939 ha cây cà phê già cỗi, năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị cao, hỗ trợ các hộ sản xuất cà phê theo mô hình liên kết từ sản xuất đến chế biến rang say, đảm bảo vệ sinh môi trường hoạt động chế biến cà phê tươi. Chăm sóc bảo vệ tốt 323 ha cây ăn quả, trong đó trồng mới 65,3 ha năm 2020. Tập trung chỉ đạo công tác tập huấn, hướng dẫn nhân dân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho diện tích cây ăn quả trên địa bàn.,
Huyện Mường Ảng có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 44.000 ha; trong đó, khoảng 90% là đất sản xuất nông nghiệp. Do nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới núi cao, phù hợp để phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế, cây ăn quả và phát triển nông sản hàng hóa... Vì vậy, địa phương xác định phát triển cây ăn quả thành vùng nguyên liệu, thực sự tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao là điều hết sức quan trọng.
"Chúng tôi xác định sẽ tập trung phát triển vùng cây ăn quả của huyện Mường Ảng thành vùng trọng điểm của tỉnh Điện Biên, làm sao đến năm 2025 diện tích cây ăn quả của toàn huyện đạt trên dưới 1.000 ha. Để làm được việc đó, huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho bà con, đặc biệt là công tác chăm sóc và nâng cao nhận thức cho bà con về việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ để trong những năm tới huyện Mường Ảng sẽ tạo thành vùng chuyên canh để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho bà con một cách hiệu quả nhất", ông Nguyễn Hữu Hiệp, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên cho biết.
Mường Ảng hiện đã có khoảng 300 ha diện tích cây ăn quả, chủ yếu là bưởi da xanh, xoài Đài Loan, cam và chanh leo. Huyện phấn đấu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả đạt khoảng 1.000 ha. Việc trồng cây ăn quả sẽ được tổ chức theo hướng tập trung, tạo ra những sản phẩm chủ lực có khối lượng lớn, liên kết sản phẩm theo vùng, thúc đẩy liên kết trong sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm và ổn định đời sống cho người dân.
Bên cạnh đó, việc phát triển rừng cũng được chú trọng. Sau hơn 9 năm triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Mường Ảng (Điện Biên) được khẳng định là chính sách "vàng" để Mường Ảng bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Cùng với tạo lập được nguồn kinh phí ổn định giúp các chủ rừng bảo vệ rừng, chính sách này còn giúp hàng nghìn hộ dân, với chủ yếu là đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, từ đó gắn bó hơn với rừng.
Ngoài lợi ích trước mắt là hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và các nguồn hỗ trợ khác, việc trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng còn giúp người dân phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, diện tích rừng trồng tại Mường Ảng hiện nay hầu hết là rừng sản xuất nên bà con được khai thác, tạo thương phẩm cho ngành gỗ, giấy trong nước.
Người dân huyện Mường Ảng cùng lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng.
Huyện cũng xác định xây dựng nông thôn mới là một trong những mục tiêu quan trọng, do đó đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức của cán bộ, nhân dân. Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được quan tâm chăm lo; nhiều chính sách an sinh xã hội, chương trình, dự án đối với người nghèo được triển khai nghiêm túc, hiệu quả… Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 27%, giảm bình quân 5,58%/năm, vượt mục tiêu nghị quyết đại hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn tăng qua các năm. Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, trong đó tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 25,2 triệu đồng/người/năm, đạt 120% Nghị quyết Đại hội đề ra.
Trong công tác đảm bảo QP - AN, giữ vững trật tự an toàn xã hội, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tăng cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn nâng cao tinh thần cảnh giác, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đến nay, huyện đã chuyển hóa thành công 3 địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự gồm các xã: Búng Lao, Ẳng Tở và thị trấn Mường Ảng.
Dẫu phía trước còn nhiều thách thức, song với sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết một lòng của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc nơi đây sẽ là tiền đề để huyện Mường Ảng có bước phát triển nhanh, tiến tới trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Ngô HuyTheo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.