Huyện Tiền Hải: Thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025 với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, sự chỉ đạo có trọng tâm của các cấp lãnh đạo, năm 2022, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã giành được thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực.
Huyện Tiền Hải (Thái Bình)
Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có chiều dài bờ biển trên 23 km, diện tích tự nhiên trên 23 nghìn ha; nằm giữa hai cửa biển Trà Lý và Ba Lạt của sông Hồng; là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng ở vùng duyên hải Bắc bộ.
Nếu xếp vào thứ hạng, Tiền Hải đứng thứ 2 toàn tỉnh về phát triển kinh tế chỉ sau TP. Thái Bình với tổng giá trị sản xuất (ước) đạt 1.739,4 tỷ đồng, tăng 13% giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt gần 8 triệu đồng, tăng 11,8% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 802,4 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch, tăng 7%, chiếm cơ cấu 46,1%. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 557 tỷ đồng, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 23,7%, chiếm cơ cấu 32%. Giá trị ngành thương mại dịch vụ 380 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 11,8%, chiếm cơ cấu 21,9%.
Năm 2022 cũng là năm được mùa sản xuất nông nghiệp vụ Xuân, chăn nuôi gia súc có bước chuyển biến tích cực. Nuôi trồng thủy sản và khai thác kinh tế biển được chú trọng phát triển. Sản xuất công nghiệp - TTCN có tốc độ tăng trưởng cao, việc du nhập nghề mới, khôi phục nghề truyền thống tiếp tục được củng cố và mở rộng, giải quyết được vấn đề việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động.
Khu Đô thị huyện Tiền Hải
Hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân; công tác quản lý và điều hành ngân sách từ huyện đến cơ sở có nhiều tiến bộ.
Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục được duy trì và nhiều mặt phát triển. Ngành y tế tiếp tục giữ vững là đơn vị dẫn đầu khối các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình.
An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân huyện Tiền Hải ngày càng được nâng lên.
Đường vào Thị trấn huyện Tiền Hải
Năm 2023, huyện Tiền Hải xác định rõ sẽ khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh ở từng lĩnh vực. Tranh thủ thời cơ huy động tối đa sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển. Đẩy nhanh tốc độ phát triển và thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN, thương mại và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt nhất là sự coi trọng và phát triển kinh tế biển kể cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Để hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, lãnh đạo huyện đã tiếp tục đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa - xã hội, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội. Những mục tiêu chủ yếu phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất là 1995,1 tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2022. Trong đó:
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản: 856,2 tỷ đồng, tăng 6,7%, chiếm cơ cấu 42,9% tổng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN - XD: 693,9 tỷ đồng, tăng 24,6%, chiếm cơ cấu 34,8% tổng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ: 445 tỷ đồng, tăng 17,1%, chiếm cơ cấu 22,3% tổng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 9 triệu đồng/tháng, tăng 15,7%.
Thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình
Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, ban lãnh đạo huyện Tiền Hải kỳ vọng những chỉ tiêu trên sẽ thành hiện thực trong năm 2023.
Hoàng VânKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.