Huyện Vân Canh: Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Trong những năm qua, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã và đang thu hút khá nhiều dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án trọng điểm được triển khai xây dựng đúng tiến độ, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách…
Trong quá trình "trải thảm đỏ" kêu gọi đầu tư, việc thực hiện tốt công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD), giải phóng mặt bằng (GPMB) và quản lý các cụm công nghiệp được đánh giá là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những nhiệm vụ này đã được Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất huyện Vân Canh thực hiện nghiêm túc, do đó đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận.
Năm 2020, Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất đã được UBND huyện Vân Canh giao thực hiện triển khai xây dựng mới 16 công trình (xây dựng dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật…) đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cho các công trình đã có chủ trương triển khai xây dựng. Trong năm 2020, có 23 công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất triển khai thực hiện và giải ngân thanh toán 70.251.942.000 đồng, đạt hơn 85% so với kế hoạch vốn năm 2020 đã phân bổ.
Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất huyện Vân Canh đã lập và trình thẩm tra, phê duyệt, quyết toán dự án hoàn thành tổng số 23 dự án, được cấp thẩm quyền phê duyệt 19 dự án, còn 04 dự án đã trình phê duyệt. Ban cũng đã phối hợp với Hội đồng bồi thường GPMB huyện thực hiện công tác đền bù, GPMB các công trình khởi công năm 2019 và thực hiện công tác đền bù, GPMB các công trình khởi công năm 2020 để triển khai xây dựng các dự án đã được phê duyệt; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công do Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất làm đại diện Chủ đầu tư để công trình đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ thi công theo hợp đồng.
Công tác quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước đã được Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 85/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính và quyết toán các dự án hoàn thành được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 64/2018TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính.
Năm 2020 cũng là năm huyện Vân Canh tiếp tục tập trung cao độ cho công tác GPMB để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, làm tiền đề cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời tạo mặt bằng "sạch" thu hút đầu tư để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Do đó, ngay từ đầu năm, Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất huyện đã triển khai, tổ chức thực hiện và phối kết hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án, kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan về đất đai, tài sản có trên đất bị thiệt hại, đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất đai, tài sản có trên đất phù hợp, đúng quy định cho người dân bị ảnh hưởng thiệt hại.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB, Ban Quản lý dự án ĐTXD và Phát triển quỹ đất luôn làm đúng, đủ, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và làm đúng quy định của pháp luật. Lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của nhân dân trong quá trình thực hiện công tác bồi thương, GPMB các dự án, vì đây là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến tài sản, đất đai của người dân, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với những chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, huyện Vân Canh đang từng bước tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác GPMB, một vấn đề vốn luôn được coi là một bài toán hóc búa đối với nhiều địa phương. Ngoài ra, cũng đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhờ đó thu hút đầu tư trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả khá ấn tượng. Đó là tiền đề để kinh tế - xã hội địa phương phát triển hơn nữa trong những năm tới.
Phùng SơnTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.