Huyện Vân Đồn: Thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản những tháng cuối năm
Để chủ động khâu cung ứng nông sản những tháng cuối năm, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp, kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc tiêu thụ nông sản, tích cực hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản của người dân trong trạng thái "bình thường mới".
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, kinh doanh sản xuất khó phát triển và đặc biệt khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn thu hẹp trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh ngày càng khó khăn.
Song song với việc triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy lùi dịch COVID-19, huyện Vân Đồn đã quyết liệt thực hiện chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, chú trọng bảo đảm ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, hiệu quả, an toàn; đẩy mạnh kết nối cung cầu, tích cực hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thủy sản của người dân trong trạng thái "bình thường mới".
Tháng 11, thời tiết đang thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trên địa bàn huyện đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, tuy vậy dịch còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương khác như Bắc Ninh, Hà Nội… Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là việc tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, sản phẩm thủy sản nói riêng như ngao giá, thưng, hầu, cá song.., của huyện Vân Đồn.
Trước tình hình này, cấp cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chủ động đề xuất, triển khai nhiều giải giải pháp kích cầu du lịch tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung tạo điều kiện thông thoáng cho tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến, vận chuyển trao đổi, lưu thông hàng hóa bình thường, nhất là các sản phẩm nông, lâm, thủy sản đi đôi với đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Theo chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của huyện phối hợp với đơn vị tư vấn triển khai thực đề án số hóa mặt nước NTTS theo chỉ đạo của Huyện ủy, đến nay cơ bản hoàn thành số liệu. Đồng thời, phối hợp với các xã, thị trấn tiếp tục rà soát triển khai thực hiện công tác quản lý tàu cá, tàu cá còn tồn đọng từ trước đến nay đề xuất kiến nghị được đăng ký, đăng kiểm để phục vụ công tác quản lý theo quy định.
Theo báo cáo thống kê tiêu thụ sản phẩm thủy sản của huyện Vân Đồn (từ 30/10 đến hết 5/11), công tác thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản từ địa bàn huyện đi các địa phương trên cả nước đã đạt một số kết quả: tiêu thụ được 6 tấn cá song qua các kênh tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, doanh thu đạt 0,9 tỷ đồng; các loại cá khác tiêu thụ 10 tấn, doanh thu đạt 1,1 tỷ đồng; tiêu thụ hơn 2.000 tấn hàu (nguyên vỏ) cả trong và ngoài nước (thị trường nước ngoài đạt 53% gồm Trung Quốc, Thái Lan, Lào), đạt doanh thu 12 tỷ đồng; hàu ruột tiêu thụ 150 tấn qua các kênh trong và ngoài nước (Đài Loan: 120 tấn, Thái Lan, Lào: 25 tấn; nội địa: 5 tấn); các loại thủy sản khác (thưng, sần…) tiêu thụ 50 tấn, doanh thu ước đạt 4,05 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, để đồng hành cùng các HTX/các hộ trồng cam vượt qua khó khăn, UBND huyện đã ban hành công văn gửi tới các đơn vị, tổ chức về việc đề nghị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam huyện Vân Đồn. Với tinh thần chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính quyền và người dân địa phương, huyện Vân Đồn kỳ vọng công tác tiêu thụ sản phẩm nông sản những tháng cuối năm 2021 sẽ đạt được những kết quả tích cực.
Thành ViênBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.