ICAEW: Việt Nam là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á
Nhờ tốc độ phục hồi khá nhanh so với các quốc gia khác, trong báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của ICAEW và Oxford Economics, năm 2022, Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể, Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics cho rằng, triển vọng phục hồi kinh tế Đông Nam Á sẽ không chắc chắn, do phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ bên ngoài khu vực. Tuy vậy, mức tăng trưởng trung bình của Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ đạt khoảng 5,8% trong năm 2022. Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao trong khu vực, ở mức trên 6,5% trong năm nay.
Báo cáo chỉ rõ, trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục khá nhanh so với các quốc gia còn lại trong khu vực. Nhờ việc nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ quý IV/2021 cho đến quý I năm nay đã thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch nội địa, từ đó hỗ trợ cho lĩnh vực dịch vụ du lịch hồi phục đáng kể.
Tuy nhiên, trong giai đoạn mở cửa sau đại dịch hiện nay, ngành du lịch cần có sự chú trọng ở khu vực quốc tế, để thu hút khách du lịch quay trở lại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong nay năm sẽ đẩy mạnh nhu cầu về xây dựng và nguồn nhân lực, đồng thời tiếp tục duy trì năng lực xuất khẩu tích cực.
Mặc dù tốc độ hồi phục các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á là không đồng đều do tác động của biến thể Delta, nhưng GDP của hầu hết các quốc gia bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều đã tăng trở lại mức trước đại dịch - ngoại trừ Thái Lan, vẫn ở mức thấp hơn 2% so với mức trước đại dịch.
Trong đó, báo cáo lưu ý, Việt Nam là quốc gia không bị ảnh hưởng đặc biệt bởi làn sóng biến thể Delta, và do đó không phải trải qua các đợt đóng cửa lớn gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế như Malaysia và Philippines.
ICAEW và Oxford Economics cũng nhận định, toàn khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự tụt hậu rõ rệt trong tiến trình phục hồi của các ngành dịch vụ như lưu trú, thực phẩm và bán lẻ. Chính sách Zero Covid của Trung Quốc và các đợt phong tỏa liên tục đã tác động tiêu cực đến nhiều nước ASEAN, trong đó có Thái Lan, nơi khách du lịch chủ yếu là người Trung Quốc.
Bên cạnh đó, sự phục hồi nền kinh tế khu vực Đông Nam Á còn tác động bởi những khó khăn từ bên ngoài khác, gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nhu cầu giảm của thị trường Trung Quốc do các đợt phong tỏa kéo dài, cũng như cuộc chiến Nga - Ukraine đang diễn ra đã tác động đáng kể đến lạm phát và giá cả hàng hóa.
Mặc dù vậy, ICAEW cho rằng viễn cảnh tương lai của ASEAN khá lạc quan, với đà phục hồi được dự báo sẽ tăng, đạt khoảng 5,8%, tăng 3,7% so với năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng khả quan này là nhờ sự thúc đẩy ngành du lịch trên khắp các nền kinh tế, từ việc mở cửa biên giới và nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
HM (T/h)Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.