IMF cảnh báo: Biến đổi khí hậu là 'mối đe dọa nghiêm trọng' đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo biến đổi khí hậu đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Do đó, các nước cần ưu tiên các chính sách kinh tế vi mô trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về biến đổi khí hậu với nhóm 52 bộ trưởng tài chính trên thế giới, bà Georgieva nêu rõ biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn đối với tăng trưởng và sự thịnh vượng, do đó các nước cần ưu tiên các chính sách kinh tế vi mô trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Đối với các quốc gia có lượng khí thải cao nhất thế giới nói riêng, nhà lãnh đạo IMF cho rằng cần đảm bảo có các khoản đầu tư "xanh" trong ngân sách chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Nhờ đó, Tổng sản phẩm toàn cầu có thể tăng trung bình 0,7% trong 15 năm đầu của giai đoạn phục hồi. Bà nhấn mạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành hiện nay, các nước vẫn cần phải dành nguồn lực để ngăn chặn cuộc khủng hoảng khí hậu.
Tuy nhiên, khuôn khổ hiện nay của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 sẽ không thể giảm từ 25-50% lượng khí thải trong thập kỷ tới. Bà kêu gọi các quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận về mức giá sàn trong mua bán khí thải carbon, từ đó mở đường cho một thỏa thuận toàn cầu.
Theo Tổng Giám đốc Georgieva, nghiên cứu của IMF cho thấy các công cụ chính sách có thể giúp thế giới đạt được mục tiêu đưa mức khí thải về 0 vào năm 2050 bất chấp đại dịch COVID-19 hoành hành. Tuy nhiên, bà bày tỏ quan ngại rằng khuôn khổ hiện nay của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015 sẽ không thể giảm từ 25% - 50% lượng khí thải trong thập niên tới. Bà kêu gọi các quốc gia có lượng khí thải lớn nhất thế giới đạt được thỏa thuận về mức giá sàn trong mua bán khí thải carbon, từ đó mở đường cho một thỏa thuận toàn cầu.
Cuộc họp của IMF và nhóm 52 Bộ trưởng Tài chính trên thế giới, thành lập tháng 4/2019, diễn ra bên lề hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB). Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất trên thế giới (chiếm 43% tổng lượng khí thải trên toàn cầu) không tham gia nhóm này.
Sau 5 năm nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã hoàn thành cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngay trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, Việt Nam đã quyết định nâng mức đóng góp ứng phó với biến đổi khí hậu, thông qua việc giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030. Mức đóng góp có thể lên tới 27% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và các cơ chế Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Quốc tế đã đánh giá cao Việt Nam đã hoàn thành việc rà soát, cập nhật NDC theo quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu (COP 21) năm 2015 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.