Indonesia đe dọa trừng phạt những người từ chối tiêm vắc xin chống Covid-19
Chính phủ Indonesia đang yêu cầu những người đủ điều kiện tiêm phòng vắc xin chống Covid-19 trong bối cảnh nước này đang đẩy nhanh đợt tiêm chủng.
Nhằm đối phó với đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất ở Đông Nam Á, Chính phủ Indonesia tuyên bố sẽ ngừng các chương trình hỗ trợ cộng đồng và phạt tiền đối với những người từ chối tiêm vắc xin chống Covid-19. Tuy nhiên, xử phạt như thế nào sẽ do chính quyền từng địa phương đưa ra quyết định.
Việc bắt buộc tiêm vắc xin chống Covid-19 là một động thái bất thường trong bối cảnh sự lưỡng lự với những mũi vắc xin được phát triển thần tốc đang trở nên phổ biến. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia, vắc xin này mới chỉ được phê duyệt cho các tình huống khẩn cấp chứ chưa được áp dụng đại trà cho tất cả mọi người.
Một cuộc khảo sát hồi tháng 9 năm ngoái cho thấy chỉ 65% số người Indonesia muốn tiêm phòng. Số còn lại lo ngại về chi phí, rủi ro sức khỏe hay thậm chí là nguồn gốc của vắc xin. Sau đó, Chính phủ Indonesia đã tuyên bố tiêm phòng miễn phí cho tất cả người dân.
Hiện tại, Indonesia đã tiêm chủng cho 1,7 triệu người trong một chiến dịch mà đích thân Tổng thống Joko Widodo tiêm mũi đầu tiên. Động thái của ông Widodo được cho là nỗ lực nhằm củng cố niềm tin của công chúng vào loại vắc xin Sinovac Biotech Ltd. của Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, con số này khiêm tốn hơn rất nhiều so với mục tiêu 180 triệu mũi mà Chính phủ Indonesia muốn đạt được vào cuối năm nay.
Bên ngoài vắc xin Trung Quốc, Indonesia cũng đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất vắc xin khác bao gồm AstraZeneca Plc và Novavax Inc. Tuy nhiên, chưa mũi vắc xin nào trong các hợp đồng này được chuyển tới quốc gia Đông Nam Á này.
Linh AnhTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.