Indonesia sẽ chuyển hơn 100.000 công chức đến thủ đô mới
Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch chuyển dần các công chức nhà nước (ASN) và nhân viên chính phủ (PNS) đến thủ đô mới Nusantara.
Vụ trưởng Vụ Bộ máy nhà nước thuộc Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia, Prahesti Pandanwangi cho biết, có tổng cộng 100.023 người, bao gồm các quan chức nhà nước, quan chức cấp cao ở Jakarta và các khu vực xung quanh có thể được chuyển giao dần dần tới thủ đô mới IKN Nusantara ở Penajam Passer Utara, Đông Kalimantan, bắt đầu từ 2024-2029.
Ông Prahesti nói: "Đối với giai đoạn ban đầu cho hồ sơ nhân khẩu học của các công chức sẽ chuyển đến thủ đô mới, có tổng cộng 100.023 người, bao gồm các quan chức nhà nước, quan chức cấp cao ở Jakarta và các khu vực xung quanh có thể được chuyển giao dần dần".
Dựa trên độ tuổi, phần lớn ASN và PNS được chuyển đến IKN là những nhân viên trẻ. Cụ thể, nhóm công chức từ 30-39 tuổi chiếm 34,5%, từ 40-49 tuổi chiếm 28,8% và từ 50-60 tuổi chiếm 19,8%.
Trong khi đó, về giới tính, 54% công chức được chuyển giao là nam và 46% là nữ.
Về trình độ học vấn, phần lớn ASN được chuyển đến thủ đô mới có trình độ Cử nhân chiếm 51,3%, tiếp theo là Thạc sĩ chiếm 26,7%, Tiến sĩ là 1,6% và Văn bằng III ở mức 14,8%.
“Trong tương lai, sẽ có những thay đổi trong công việc dựa theo khả năng của các cán bộ ASN trẻ”, ông Prahesti chia sẻ.
Chính phủ Indonesia cũng đã chuẩn bị cung cấp 4 điều kiện cho công chức, viên chức sẽ chuyển đến IKN, đó là nhà ở trong Khu vực chính của Trung ương ở IKN, phụ cấp đắt đỏ, chi phí di chuyển theo quy định hiện hành và bố trí cơ sở linh hoạt phù hợp với nhu cầu của từng công chức.
Việc chuyển thủ đô của Indonesia được đặt ra trong bối cảnh Jakarta đã trở nên quá tải dân cư và tốc độ chìm dưới mực nước biển ngày càng tăng.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kế hoạch dời đô của Indonesia sẽ phải kéo dài theo từng giai đoạn, bắt đầu từ năm 2022 đến năm 2045. Với diện tích hơn 256.000 ha, thủ đô mới của Indonesia được xây dựng theo mô hình "Thung lũng silicon", mang quy chế tỉnh tự trị và được chia thành 3 khu vực gồm: Vùng “lõi” hành chính dành cho các cơ quan chính phủ, khu vực thủ đô và khu vực thủ đô mở rộng.
An Mai (Theo Jakarta Daily)Quý III/2024, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng kinh tế (GDP) cao nhất khu vực ASEAN-6 (bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan) với mức tăng 7,4%.