Kết hợp đậu phụ với 5 thực phẩm này, dinh dưỡng tăng gấp đôi

Sức khỏe
07:46 AM 08/10/2021

Việc kết hợp đậu phụ với những loại thực phẩm dưới đây sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể, trong đó có thể kéo dài tuổi thọ. Một trong số đó là ăn cùng đậu phụ với tảo bẹ là một trong những bí quyết sống thọ của người Nhật Bản.

Nội dung:
  • 1. Kết hợp đậu phụ và rau xanh
  • 2. Đậu phụ và tiết vịt
  • 3. Đậu phụ với thịt 
  • 4. Đậu phụ với lòng đỏ trứng
  • 5. Đậu phụ với tảo bẹ
  • Lưu ý khi ăn đậu phụ

Theo Y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.

Đậu phụ có thành phần dinh dưỡng cao, trong đó chủ yếu là protein, 100g đậu phụ hàm lượng protein chiếm hơn 34%, ngoài ra đậu phụ còn chứa 8 loại axit amin, khoáng chất, canxi rất có lợi cho sức khoẻ con người.

Theo các nhà khoa học, ăn đậu phụ cũng có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch. Đậu phụ không chứa cholesterol, đặc biệt Isoflavone có nhiều trong đậu phụ có thể làm giảm cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể…

Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu phụ còn chế biến đa dạng nhiều món ăn ngon miệng, thậm chí có thể ăn được thường xuyên. 

1. Kết hợp đậu phụ và rau xanh

Trong đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate…

Khi kết hợp đậu phụ với rau xanh sẽ khiến cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng có trong đậu phụ. Có thể là món canh đậu phụ với hành lá, canh đậu phụ với ốc chuối đậu, canh đậu với cà chua… Việc kết hợp với các loại rau xanh cũng khiến bạn cảm giác ngon miệng hơn mà không bị ngấy. 

Chất xơ từ trong rau xanh sẽ làm nhiệm vụ “quét sạch” các thức ăn thừa của cơ thể để tạo điều kiện “dọn đường” cho chất dinh dưỡng trong đậu phụ hấp thụ vào cơ thể. Đồng thời, đẩy các thức ăn không tiêu hóa được ra bên ngoài. 

Tuy nhiên, một số loại rau xanh không thể kết hợp cùng đậu phụ như rau bina sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi.

2. Đậu phụ và tiết vịt

Tiết vịt chứa nhiều muối vô cơ và nguyên tố vi lượng như natri, kali, phốt pho, sắt, kẽm, mangan, đồng, coban. Đây là những yếu tố không thể thiếu đối với sức khỏe con người.

Hàm lượng protein của đậu phụ rất phong phú, không chỉ chứa 8 loại axit amin thiết yếu mà còn có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao. Nấu súp đậu phụ với tiết vịt sẽ giúp thải độc cơ thể rất tốt.

3. Đậu phụ với thịt 

Hàm lượng và tỷ lệ các axit amin trong protein từ đậu phụ không thể cung cấp đầy đủ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Vì vậy, nếu bổ sung thêm một số loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá sẽ có vai trò bổ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. 

Kết hợp đậu phụ với 5 thực phẩm này, dinh dưỡng tăng gấp đôi - Ảnh 3.

Thực phẩm chứa hàm lượng protein chất lượng cao bao gồm thịt, cá và trứng… Ảnh: Internet

4. Đậu phụ với lòng đỏ trứng

Mật độ canxi có trong đậu phụ cực kỳ lớn, tuy nhiên để hấp thụ hết cần phải có thêm những món ăn kèm để thúc đẩy khả năng hấp thụ của cơ thể, một trong số đó là lòng đỏ trứng. 

Tương tự như protein trong thịt, các protein trong trứng có hàm lượng, dưỡng chất tương tự, giúp chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. 

5. Đậu phụ với tảo bẹ

Đậu phụ quả thực có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch nhưng nhược điểm chính là làm mất i-ốt trong cơ thể nhanh chóng. Nó khiến cho người ăn rơi vào tình trạng thiếu i-ốt. Chính vì vậy, bạn nên kết hợp đậu phụ với các loại thực phẩm giàu i-ốt chẳng hạn như tảo bẹ.

Hơn nữa vào mùa hè cơ thể ra nhiều mồ hôi nên rất dễ bị thiếu kali. Nếu thiếu kali cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, rất dễ bị say nắng. Trong khi đó, tảo bẹ lại khá giàu kali: Cứ 100g tảo bẹ khô chứa khoảng 4,36g kali cùng nhiều nguyên tố vi lượng. 

Kết hợp đậu phụ với 5 thực phẩm này, dinh dưỡng tăng gấp đôi - Ảnh 4.

Đậu phụ kết hợp với tảo bẹ là bí quyết giúp người Nhật sống thọ - Ảnh: Internet

Bạn có thể nấu món canh đậu phụ rong biển vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Nếu tìm hiểu về ẩm thực Nhật Bản bạn sẽ biết trong món súp miso – một trong những bí quyết giúp người Nhật sống lâu – không thể thiếu tảo bẹ và đậu phụ.

Lưu ý: Khi sơ chế, tảo bẹ phải rửa thật sạch, nếu không sẽ có muối và cát mịn dính vào gây ảnh hưởng đến vị của món ăn. Bản thân tảo bẹ đã có chút vị mặn, bạn nên thử vị của món canh trước khi thêm muối hoặc hạt nêm.

6. Lưu ý khi ăn đậu phụ

Khi ăn các món ăn từ đậu phụ, phải chú ý 2 điểm sau:

– Mỗi lần không nên quá nhiều. Vì glucid trong đậu với chất xơ và đa đường là chính, hàm lượng tinh bột ít. Khi vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid này sẽ sinh ra nhiều khí, cho nên ăn quá nhiều đậu dễ gây đầy bụng.

– Không được ăn hạt đậu sống vì trong đậu sống cũng có chứa các thành phần có hại như chất khoáng toripxin, chất ngưng tụ hồng cầu.

– Đậu phụ có khả năng ngăn ngừa hấp thụ sắt trong cơ thể, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch, gây ra xơ vừa động mạch vành khiến cho tình trạng của người mắc bệnh càng nghiêm trọng hơn.

–  Đối với người cao tuổi đậu phụ sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải, vừa khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong thận.

–  Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến sức khỏe.


Minh Ngọc
Ý kiến của bạn