Khả năng xuất hiện mưa tuyết, băng giá tại Lạng Sơn và Lào Cai
Dự báo nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh rét này tại Sa Pa (Lào Cai) giảm xuống 0-2 độ C, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) trong khoảng âm 2 đến 0 độ C.
Khối không khí lạnh đã báo từ phía Bắc vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng gần sáng ngày 19/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng xuống các tỉnh miền Bắc nước ta. Kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao đồng xuất hiện và không khí lạnh tăng cường bổ xung tiếp sau đó.
Như vậy, từ gần sáng ngày 19/2 Bắc Bộ có mưa, mưa rào trên diện rộng và dông rải rác. Đợt mưa này có khả năng kéo dài khoảng 2-3 ngày, trong đó có ngày rải rác mưa vừa, vùng núi một số nơi có mưa to và kèm theo dông mạnh. Tiết trời chuyển rét nhanh chóng, sau xuống mức rét đậm, rét hại. Vùng núi rét hại nặng, các vùng núi cao rét hại rất nặng.
Phía Đông Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội nhiệt độ thấp nhất trong đợt rét này giảm xuống 7-9 độ C, vùng cao trong khoảng 3-5 độ C, Mẫu Sơn từ âm 2-0 độ C. Phía Tây Bắc Bộ phổ biến từ 8-10 độ C, vùng núi 3-5 độ C, Sa Pa từ 0-2 độ C. Những khu vực núi vùng biên giới phía Bắc, nơi có độ cao trên 2000m dưới 0 độ C.
Trong khoảng thời gian từ đêm ngày 19 đến sáng ngày 22/2, khu vực núi cao thuộc xã Y Tý (Bát Xát), thị xã Sa Pa (Lào Cai), đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) khả năng xuất hiện mưa tuyết, băng giá với cường độ từ nhẹ đến trung bình. Ngoài ra, một số địa phương thuộc tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Hà Giang và Cao Bằng cũng có thể xảy ra mưa tuyết, băng giá cục bộ trên diện hẹp.
Do ảnh hưởng của một tổ hợp thời tiết mạnh, nên đa thiên tai khả năng đồng xảy ra gồm mưa đá, gió giật mạnh và sét đánh trong cơn dông. Tại các tỉnh vùng núi mưa lớn có thể sinh lũ quét, trượt lở đất đá bất ngờ. Vùng thấp có rét đậm, rét hại kéo dài, vùng núi cao xuất hiện mưa tuyết và băng giá.
Vì vậy, ngay từ bây giờ người dân toàn miền Bắc, nhất là khu vực miền núi cần tăng cường cao nhất công tác phòng, chống các hiện tượng thời tiết cực đoan trên để giảm thiểu mọi thiệt hại.
Hải MinhBáo cáo của Công ty Tư vấn quản lý và chiến lược đa quốc gia McKinsey ghi nhận: Việt Nam tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu của khu vực Đông Nam Á, do đó cần đặc biệt nắm bắt thêm nhiều cơ hội trong một số lĩnh vực.