Khắc phục những thách thức để hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam

Đầu tư và Tiếp thị
07:24 AM 11/07/2022

Kết thúc phiên giao dịch dịch ngày 8/7/2022, VN-Index tăng 4,83 điểm lên 1.171,31 điểm. Toàn sàn có 325 mã tăng, 130 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index tăng 5,94 điểm lên 277,80 điểm.

Toàn sàn có 145 mã tăng, 44 mã giảm và 53 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm lên 86,96 điểm. Toàn sàn có 251 mã tăng, 109 mã giảm và 77 mã đứng giá.

Phiên giao dịch 8/7 diễn biến có phần giằng co, trên thị trường vẫn ghi nhận tiếp tục bán ra. Khối lượng giao dịch đạt 11.992 tỷ đồng; trong đó, khối lượng giao dịch tại sàn HoSE đạt hơn 10.423 tỷ đồng. Về khối ngoại bán ròng 400,27 tỷ trên sàn HoSE.

Nối tiếp bài viết về việc thông tin nâng hạng TTCK và rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Việc nâng hạng thị trường thành công sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, vẫn cần thêm thời gian.

TTCK Việt Nam còn thiếu một vài yếu tố để nâng hạng thị trường chứng khoán

Kết luận "Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế", tổ chức ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Từ nhiều năm nay, các thành viên thị trường vẫn mong mỏi thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được tổ chức xếp hạng toàn cầu của Mỹ (MSCI) và tổ chức xếp hạng thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán London (FTSE) nâng hạng lên nhóm mới nổi. Trong đó, việc lọt vào bảng xếp hạng thị trường mới nổi của MSCI là mục tiêu được Việt Nam hướng tới.

Theo phân tích các tiêu chí nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi tập trung vào hai yếu tố chính: quy mô và thanh khoản của thị trường (định lượng) và khả năng tiếp cận thị trường (định tính).

Về quy mô và thanh khoản, có 4 tiêu chuẩn (số lượng công ty được nằm trong Standard Index_là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ, tổng vốn hóa thị trường, vốn hóa thả nổi và thanh khoản thị trường được tính bằng tỷ lệ giá trị giao dịch hàng năm),Việt Nam gần như đã đáp ứng được 3 tiêu chuẩn trong đó.

Đây cũng được coi là điều kiện cần và đủ để Việt Nam đảm bảo các tiêu chuẩn về định lượng. Vấn đề chính của Việt Nam là những tiêu chuẩn định tính. Trong kỳ xếp hạng mới nhất vào tháng 6/2021, có 9 tiêu chí mà Việt Nam vẫn chưa đạt.

Có thể kể đến như tỷ lệ sở hữu, hạn chế về sở hữu và quyền bình đẳng của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là sự dễ dàng luân chuyển vốn vào ra và mức độ tự do của thị trường ngoại hối.

Đặc biệt, hệ thống lưu ký và thanh toán vẫn còn hiện tượng nghẽn lệnh, cũng như phải có những công cụ thấu chi, ứng trước tiền để giao dịch. Cuối cùng là khả năng chuyển đổi khi có những giao dịch không qua sàn và thanh toán bằng hiện vật phải có sự phê duyệt trước của Ủy ban Chứng khoán.

Theo quy trình, bên cạnh việc xem xét các tiêu chí, MSCI sẽ cần có đánh giá dựa trên khảo sát của các nhà đầu tư quốc tế về thị trường.

"Đây là những điểm mà chúng ta phải quyết liệt tháo gỡ mới có thể theo kịp kỳ vọng đến năm 2025, Việt Nam sẽ được nâng hạng từ nhóm cận biên lên nhóm mới nổi. Tuy nhiên, đối với tôi, mục tiêu được nâng hạng vào năm 2025 là khá khó khăn", các chuyên gia chia sẻ quan điểm.

Đối với tiêu chí có phần "dễ tính" hơn của FTSE, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, trong kỳ đánh giá rà soát gần nhất của tổ chức này, vẫn còn 2/9 tiêu chí chưa đáp ứng được.

Một là tiêu chí chuyển giao đối ứng thanh toán, tức nhà đầu tư có thể chưa đủ tiền nhưng vẫn được giao dịch (hiện Việt Nam yêu cầu nhà đầu tư phải có đủ tiền trong tài khoản mới cho phép giao dịch).

Hai là tiêu chí thanh toán - tỷ lệ hiếm khi giao dịch thất bại không được đánh giá (do Việt Nam chưa báo cáo lên FTSE nên tổ chức này cho rằng Việt Nam không có thông tin để căn cứ).

"Tuy nhiên, hai tiêu chí này có thể được xem xét và khả năng việc nâng hạng thị trường theo tiêu chí FTSE Russell sẽ đạt được vào cuối năm 2023", ông Lực kỳ vọng.

Trong khi đó, ông Zafer Mustafaeglu - đại diện đến từ World Bank khuyến nghị, để Việt Nam thực hiện mục tiêu đưa thị trường gia nhập nhóm mới nổi nhanh nhất, cần phải có nền tảng vững chắc để thị trường hoạt động hiệu quả.

Theo đó, có một số vấn đề cần được quan tâm sát sao: Thứ nhất là thể chế, bởi thể chế sẽ tạo ra những chính sách, ban hành quy định, thực hiện chức năng giám sát và thực thi hiệu lực.

Thứ hai là hạ tầng, với chìa khóa là hệ thống giao dịch và thanh toán hiệu quả, an toàn.

Thứ ba là chính sách cần tạo thuận tiện cho tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có thể huy động vốn trên thị trường vốn thông qua các kênh phù hợp một cách lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

Thứ tư là nhà đầu tư cần được ưu tiên bảo vệ. Thứ năm là các tổ chức trung gian phải được cấp phép và giám sát chặt chẽ để đảm bảo những tổ chức này tuân thủ chuẩn mực hành vi tốt và chịu trách nhiệm giải trình về bất kỳ sai phạm nào…

Bộ Tài chính vừa có văn bản chính thức trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bộ Tài chính thông tin, cơ quan này đã nhận được nhiều câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết kế hoạch nâng hạng thị trường năm nay có khả thi không khi mà thị trường chứng khoán còn diễn biến phức tạp, chỉ số VN-Index đang loay hoay ở mức 1.200 điểm, chỉ bằng thời điểm năm 2018; dự kiến thời gian nâng hạng là khi nào…

Bộ Tài chính lên tiếng về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong thông cáo phát đi vào trưa 4/7, Bộ Tài chính cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới.

Thực tế, Bộ Tài chính đã được đưa vào Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" và dự thảo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu sẽ được nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên mới nổi trước 2025.

"Mặc dù nhiều ý kiến chuyên gia đều bày tỏ sự tin tưởng vào việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng, nhưng phải nhấn mạnh rằng, việc nâng hạng thị trường không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan quản lý bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới. Bởi vì việc đánh giá, phân loại và xếp hạng thị trường của các tổ chức xếp hạng như MSCI, hay FTSE đều phải tuân theo các nguyên tắc, quy trình và tiêu chí đánh giá của các tổ chức này", thông cáo của Bộ Tài chính nêu rõ.

Tuy nhiên, theo cơ quan này, trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đó là, khung khổ pháp lý ngày càng được hoàn thiện, Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020 đã từng bước đáp ứng các tiêu chí về nâng hạng thị trường, bao gồm: tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư; tiếp cận thông tin; đăng ký và mở tài khoản cho nhà đầu tư; bù trừ và thanh toán trên thị trường chứng khoán; tăng cường đưa vào thị trường các công cụ tài chính mới để đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư.

Về hoạt động thực tiễn, cơ quan quản lý thường xuyên trao đổi với MSCI và FTSE Russell nhằm cập nhật thông tin thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam và có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện thêm.

Mới đây, ngày 24/6/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã làm việc với Ngân hàng Thế giới và FTSE Russell để tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn giúp thị trường sớm được nâng hạng trong thời gian tới.

Bộ Tài chính cho biết thêm, cơ quan này đã đề ra một số giải pháp tiếp tục triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tới. Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tích cực trao đổi, thảo luận với các bên liên quan về các chính sách, thực tiễn thị trường và các giải pháp liên quan.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ chủ động trao đổi với các cơ quan bộ ngành, hiệp hội, thành viên thị trường và các nhà đầu tư, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhằm tháo gỡ các vấn đề rất quan trọng liên quan nhằm được nâng hạng như: tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay một số quy định trên thị trường ngoại hối…

Ngoài ra, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan để xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư 2020, đặc biệt là các nội dung về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; tăng cường công khai, minh bạch về tỷ lệ sở hữu nước ngoài để nhà đầu tư tiếp cận thông tin đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời; nghiên cứu và đưa chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) vào thị trường giao dịch; tập trung hoàn thiện, vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán; tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán...

Hiện nay, các quy định hiện hành đã được sửa đổi theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường áp dụng công nghệ trên thị trường, theo đó, một trong những điểm nổi bật là cho phép đăng ký mã số giao dịch trực tuyến.

Đặc biệt, mới đây nhất, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng đã lấy ý kiến về dự thảo quy chế thay thế Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán và quy chế thành viên lưu ký. Dự kiến trong tháng 8 tới, thời gian thanh toán, bù trừ chứng khoán sẽ được rút ngắn, nhà đầu tư có thể được giao dịch ngay trong chiều ngày T+2.

Quay lại với cơ hội kinh doanh cụ thể trong thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX là một cơ hội đầy hấp dẫn để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân.

Bàn về TTCK Việt Nam và câu chuyện nâng hạng thị trường, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo chia sẻ thêm: "Song song với việc nâng hạng thị trường theo chuẩn quốc tế là điều cần thiết, thì cũng cần làm sao để nhà đầu tư trong nước được phục vụ và bảo vệ tốt hơn. Nâng hạng niềm tin trong mắt nhà đầu tư như vậy mới bền".

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

PGT Holdings: Lên kế hoạch lãi 2 tỷ đồng và tăng vốn

Sang năm 2022, PGT đặt mục tiêu đạt gần 31 tỷ đồng doanh thu và hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt gấp 7.9 lần và 2.4 lần thực hiện năm 2021.

Cơ sở để PGT đặt mục tiêu kinh doanh có lãi đến từ 5 hoạt động chính: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty TNHH Tài chính Vi mô BMF; Tiến hành kinh doanh các lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động; Cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation); Lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đánh giá hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty con là BMF tại Myanmar, PGT cho biết tình hình đảo chính tại Myanmar đã lắng xuống, nhưng Công ty vẫn có cái nhìn thận trọng về chính trị nước này. Công ty dự kiến sau khi tình hình chính trị Myanmar ổn định trở lại sẽ tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tài chính thông qua nền tảng công nghệ.

Về hoạt động kinh doanh lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động. PGT sẽ thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại cung cấp dịch vụ về nguồn lao động biết tiếng Nhật, từng du học hoặc/và có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản.

image4.jpg

Chào bán riêng lẻ 2 triệu cp

Đại hội cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.

Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán lần này dự kiến là 20 tỷ đồng, được dùng để bổ sung vốn lưu động của Công ty con tại Việt Nam (10 tỷ đồng), tăng nguồn vốn lưu động Công ty tài chính vi mô tại Myanmar (7 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (3 tỷ đồng).

Thêm vào đó, PGT Holdings đang triển khai vô cùng hiệu quả những dự án đã ký kết với các đối tác quốc tế

image1.png

PGT Holdings tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ về IPO (chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu) cho các Công ty ở Việt Nam và nước ngoài.

Cụ thể, để hỗ trợ cho các công ty Việt Nam niêm yết trên sàn NASDAQ, PGT sẽ đại diện cho phía Việt Nam và PSA (PALM SPRINGS ADVISORY LLC) sẽ đại diện cho phía Mỹ, hợp tác trong các dịch vụ tư vấn tài chính. PGT làm việc với PSA và các công ty môi giới, công ty bảo lãnh, công ty kiểm toán và công ty luật tại Mỹ để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho việc niêm yết của các công ty Việt Nam.

image3.jpg

PGT Holdings cùng Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

"BowNow"_https://bow-now.jp/ là "tự động hóa tiếp thị có thể dùng miễn phí" với mô hình đơn giản và giá thấp. BowNow xuất sắc trong việc trích xuất các khách hàng tiềm năng và đây là một tính năng lớn mà người dùng có thể bắt đầu từ mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng mà họ có, mà không cần tăng số lượng nhân sự và không cần phải sửa đổi trang web.

Công ty cổ phần PGT HOLDINGS cùng CÔNG TY TNHH IT-COMMUNICATIONS Việt Nam tiếp tục cung cấp giải pháp làm việc từ xa.

image2.png

IT-COMMUNICATIONS Việt Nam (https://www.itcom21.com.vn/), với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.

Một lần nữa khẳng định, với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.

Khép lại phiên giao dịch ngày 8/7/2022, mã PGT trên sàn HNX hiện tại đang có mức giá 6,000 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.