Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025

Sự kiện
10:13 AM 27/10/2020

Sáng 27/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm 2020 - 2025 chính thức khai mạc với sự tham gia của 336 đại biểu. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính Phủ, Ủy viên Bộ chính trị Trung ương Đảng dự và chỉ đạo Đại hội.

Dự Đại hội có đồng chí Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng; đồng chí Phan Diễn - Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đồng chí Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng chí Phùng Quốc Hiển - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng chí Trịnh Đình Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ, ngành của Trung ương, Thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Sơn La.

Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 - Ảnh 1.

Quang cảnh Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Về phía tỉnh Phú Thọ có đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ; đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; đồng chí Hoàng Công Thủy - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và 336 đại biểu đại diện cho trên 105 nghìn đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Báo cáo Chính trị trình Đại hội do đồng chí Bùi Minh Châu, Bí thư tỉnh Ủy  tỉnh Phú Thọ trình bày nêu rõ: Nhiệm kỳ vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đạt và vượt 19/20 chỉ tiêu chủ yếu do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, tạo tiền đề vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 - Ảnh 2.

Đồng chí Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh,

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Đại hội.

Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,86%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 52,5 triệu đồng. Cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ 42,11%, công nghiệp xây dựng 37,94%, nông lâm nghiệp – thủy sản đạt 19,95%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 30,2%/năm. Thu ngân sách tăng nhanh, đạt kết quả cao, cả nhiệm kỳ đạt 6.916 tỷ đồng.

Xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn, sau khi sát nhập toàn tỉnh có 95 xã đạt chuẩn vượt xa với mục tiêu Nghị quyết Đại hội; 2 huyện (Lâm Thao và Thanh Thủy, thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ cùng đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,52% xuống còn 0,4%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 89,7%, hàng năm đều đứng trong tốp 10 của cả nước.

Về văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc; đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, hệ thống chính trị và khối đoàn kết toàn dân được củng cố vững mạnh.

Với chủ đề "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết, các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc", tỉnh không chỉ kế thừa trí tuệ của các nhiệm kỳ trước mà còn đưa thêm nhiều yếu tố mới thể hiện tư duy, tầm nhìn đổi mới, sáng tạo và phát triển của Đảng bộ.

Xác định rõ những khó khăn, thách thức đó, trong phương hướng, mục tiêu của nhiệm kỳ 2020 - 2025, Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhấn mạnh vào khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, liên kết vùng; chú trọng phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường; tập trung thực hiện tốt khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh; xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tang bình quân 7,5%/năm trở lên; Tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 65 triệu đồng; cơ cấu kinh tế năm 2025, công nghiệp-xây dựng 40,5%; dịch vụ 41,5%; nông-lâm nghiệp- thủy sản 18%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 160 nghìn tỷ đồng; tổng thu NSNN năm 2025 đạt trên 10  nghìn tỷ đồng; tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2015 dưới 45%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hang năm giảm 0,4%; đến 2025 số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, hoàn thành NTM đạt 45% trở lên; 65% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó kiểu mẫu nâng cao đạt 20% trở lên…

Bên cạnh đó, Báo cáo chính trị đã đề ra 17 chỉ tiêu chủ yếu, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 8 giải pháp vừa có tính kế thừa, vừa có tính phấn đấu, phù hợp với sự vận động, phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới cũng như thích ứng với những biến đổi không ngừng khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định phải tạo chuyển biến rõ nét trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; đa dạng các loại hình dịch vụ chất lượng cao; phát triển công nghiệp hiện đại; phát triển du lịch theo chiều sâu, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch trọng điểm, giao thông… Tập trung phát triển các thành phần kinh tế, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Cùng với phát triển kinh tế, tập trung phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ, nhất là hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" và "Hát Xoan Phú Thọ".

Nghĩa Đồng
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.