Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể sân bay Nội Bài trong năm 2020
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (HKQT) là cảng cửa ngõ quốc tế của Thủ đô Hà Nội, có vị trí đặc biệt quan trọng, do vậy Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phương án quy hoạch tổng thể phải được xây dựng một cách bài bản, khoa học, bảo đảm.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhìn nhận, Cảng HKQT Nội Bài là cảng cửa ngõ quốc tế của Thủ đô Hà Nội, có vị trí, đặc biệt quan trọng trong hệ thống cảng hàng không Việt Nam, đóng góp lớn vào việc phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của vùng Thủ đô và các tỉnh khu vực phía Bắc.
Những năm qua, Cảng HKQT Nội Bài đã được đầu tư và từng bước nâng cấp, bước đầu đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Tuy nhiên, sau thời gian khai thác, chất lượng hạ tầng Cảng HKQT Nội Bài đã xuống cấp, đặc biệt là 2 đường cất hạ cánh, ảnh hưởng lớn đến an toàn cất hạ cánh, đe doạ an ninh, an toàn hàng không. Vậy nên "việc điều chỉnh quy hoạch Cảng HKQT Nội Bài là rất cần thiết, phải khẩn trương thực hiện", Phó Thủ tướng nói và khẳng định.
Để đáp ứng yêu cầu vận tải hành khách giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 phù hợp với sự phát triển của vùng Thủ đô và khu vực các tỉnh phía Bắc, bảo đảm an ninh-an toàn, hiệu quả, đồng thời để bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo, phối hợp với Tư vấn ADPi rà soát, thống nhất, hoàn thiện phương án chọn bảo đảm tối ưu nhất, với quy mô công suất Cảng HKQT Nội Bài phục vụ 100 triệu hành khách/năm vào năm 2050.
Đồng thời, Cảng HKQT Nội Bài phải phù hợp với không gian phát triển Vùng Thủ đô; quy hoạch vị trí các công trình bảo đảm công năng, dây chuyền khai thác hợp lý, hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến của ngành hàng không; hạn chế thấp nhất diện tích đất phải bồi thường, đặc biệt là đất ở, bảo đảm thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư thấp nhất; bảo đảm môi trường, quốc phòng-an ninh; có khả năng phân kỳ đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long, nhà thầu tổ chức thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ, tuyệt đối an toàn trong quá trình thi công, không để xảy ra mất an ninh, an toàn hàng không.
Ngoài ra, do việc đóng một đường cất-hạ cánh để phục vụ thi công nên Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã điều tiết giờ cất-hạ cánh của các hãng hàng không, Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo điều phối giờ cất-hạ cánh của các hãng hàng không, vừa bảo đảm an toàn khai thác trong thời gian thi công đường cất hạ cánh, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến việc khai thác của các hãng hàng không.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan ưu tiên hỗ trợ vốn cho dự án giao thông cấp bách sửa chữa đường băng của 2 sân bay lớn nhất nước (Nội Bài và Tân Sơn Nhất) để sớm hoàn thiện, đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu vận tải của người dân và doanh nghiệp.
"Bộ GTVT rà soát, hoàn thiện phương án chọn và phối hợp các bộ, ngành liên quan, UBND TP. Hà Nội để thống nhất phương án và có các giải pháp quy hoạch đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối và các quy hoạch hạ tầng liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền", Phó Thủ tướng yêu cầu.
Do tính cấp bách của dự án, Bộ GTVT đã giao Liên danh Tổng công ty xây dựng công trình hàng không ACC - Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam - Tổng công ty xây dựng Trường Sơn (Liên danh ACC - VINADIC - Trường Sơn) là đơn vị tổ chức thi công.
Lãnh đạo Chính phủ mong muốn Bộ GTVT sớm hoàn thiện Quy hoạch cảng HKQT Nội Bài giai đoạn 2030, tầm nhìn 2050 để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt ngay trong năm 2020, từ đó hoàn thiện để có thể báo cáo Quốc hội xin chủ trương đầu tư trong năm 2021.
Thanh HiềnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.