Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên
Rạn san hô, "lá phổi" dưới lòng đại dương, đang chịu tổn thương nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và tác động của con người. Với sự đồng hành của Tập đoàn TH cùng các nhà bảo tồn, các tổ chức và cộng đồng, câu chuyện bảo vệ rạn san hô trở thành nguồn cảm hứng về việc thực hiện trách nhiệm chung góp phần xây dựng một đại dương xanh, bền vững cho các thế hệ tương lai.
Hành trình cứu "lá phổi của đại dương"
Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà, nơi hội tụ cả hệ sinh thái rừng và biển, đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới mở rộng của Vịnh Hạ Long vào năm 2023. Rạn san hô tại đây là nơi cư ngụ của hàng trăm loài sinh vật biển, được xem là "lá phổi của đại dương", là "bảo tàng sống" quý giá của hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, rạn san hô tại Cát Bà đã liên tục suy giảm về độ phủ, diện tích và số lượng loài, chịu áp lực nghiêm trọng từ nhiều yếu tố, như du lịch phát triển nhanh, hoạt động khai thác quá mức, biến đổi khí hậu, ô nhiễm rác thải nhựa,…
Ngày 28 – 29/11, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã phối hợp với VQG Cát Bà tổ chức họp tổng kết "thả phao khoanh vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô tại vườn quốc gia Cát Bà" tại Hải Phòng. Đây là hoạt động do công ty Cổ phần Chuỗi thực phẩm TH (THFC) thuộc Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu Thương hiệu quốc gia TH true MILK) tài trợ trong khuôn khổ Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E) từ năm 2021 - 2024.
Cụ thể, năm 2021 – 2022, trong khuôn khổ VB4E, IUCN và VQG Cát Bà đã thực hiện chương trình giám sát rạn san hô tại đây nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả. Trên cơ sở đó, trong các năm 2023 - 2024, IUCN thông qua VB4E tiếp tục hỗ trợ VQG Cát Bà thiết lập hệ thống phao neo khoanh vùng sinh thái rạn san hô tại một số khu vực có phân bố rạn san hô còn tốt cần được bảo vệ như khu vực Vạn Tà, Ba Đình, Giỏ Cùng và Cát Dứa. Trong hai năm, 23 hệ thống phao đã được thiết lập tại các khu vực nói trên với tổng diện tích gần 34 ha mặt biển được khoanh vùng quản lý bảo vệ, trong đó có phân bố các rạn san hô.
Việc thả phao phân vùng sinh thái rạn san hô góp phần xác định rõ các khu vực phân bố của rạn san hô; giúp các phương tiện khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch có thể xác định được ranh giới vùng bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô và tránh người dân đi lại trong khu vực này; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các vụ vi phạm.
Đáng nói, do ảnh hưởng bởi môi trường nước mặn và các loài hầu, hà, sinh vật ký sinh trên hệ thống dây và phao nên hệ thống dây phao có thể bị đứt, quả phao bị thủng. Trong cơn bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024, VQG Cát Bà đã bị mất toàn bộ 40 quả phao neo trong hệ thống phao neo phân vùng sinh thái rạn san hô được lắp từ 2013 và mất 5 quả trong tổng số 12 quả được lắp năm 2023.
Nhân dịp này, Tập đoàn TH đã trao tặng cho VQG năm quả phao và các thiết bị kèm theo để bổ sung cho số lượng phao đã bị mất trong cơn bão Yagi vừa rồi.
Ông Nguyễn Văn Thịu, Giám đốc VQG Cát Bà, bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp quý báu của các tổ chức và các nhà tài trợ. Ông Thịu cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Theo đó, bảo tồn hệ sinh thái không chỉ mang lại giá trị tự nhiên mà còn phục vụ trực tiếp cho sự phát triển bền vững của con người.
Doanh nghiệp cùng lan tỏa ý thức bảo tồn đa dạng sinh học
Bà Nguyễn Thùy Anh, Cán bộ cấp cao về truyền thông và phát triển cộng đồng - IUCN Việt Nam, cho biết Tập đoàn TH đã đồng hành cùng IUCN và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) của Bộ Tài nguyên và Môi trường với vai trò là đồng sáng lập Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E). Trong khuôn khổ hoạt động của VB4E, TH đã hỗ trợ VQG Cát Bà trong suốt 4 năm qua thực hiện khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học rạn san hô và đề xuất các biện pháp bảo tồn hiệu quả tại khu vực này.
IUCN đánh giá cao vai trò của Tập đoàn TH trong việc chung tay bảo vệ môi trường, không chỉ ở phạm vi địa phương mà còn trên quy mô quốc gia. Tập đoàn TH không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà còn đóng góp nhân lực, đưa ra các sáng kiến, và tích cực hợp tác với các đối tác liên quan trong quá trình xây dựng và thực hiện VB4E.
Trả lời Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Thế Phương - Quản lý kế hoạch tiếp thị THFC, đại diện Tập đoàn TH cho biết: Tập đoàn TH đã thực thi Chính sách Phát triển Bền vững từ nhiều năm qua, bao gồm 6 trụ cột: Dinh dưỡng và Sức khỏe, Môi trường, Giáo dục, Con người, Cộng đồng và Phúc lợi động vật. Trong 6 trụ cột, Môi trường chiếm vị trí quan trọng. Cùng với các sáng kiến nhằm vận hành một nền sản xuất phát thải thấp, như sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, nước thải, tăng cường trồng cây, vá rừng để tăng hấp thụ CO2, Tập đoàn TH rất quan tâm đến các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
"Điều đặc biệt là ngân sách cho dự án bảo tồn rạn san hô tại VQG Cát Bà xuất phát từ các hoạt động vì môi trường khác do TH tổ chức. Ví dụ năm đầu tiên, ngân sách tài trợ Dự án được trích từ doanh thu bán túi vải canvas tại hệ thống bán lẻ TH true mart. Đây là loại túi làm bằng vật liệu vải canvas bền chắc, người tiêu dùng TH được khuyến khích sử dụng chúng thay cho túi nilon khi đi mua sắm, góp phần giảm rác thải nhựa.
Năm 2024, chiến dịch Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh của chúng tôi cam kết với mỗi kg bao bì thu gom được, TH sẽ đóng góp 100.000 đồng vào Dự án bảo tồn rạn san hô. Với sự kết hợp này, chúng tôi đã thành công lôi kéo người tiêu dùng đồng hành với chúng tôi trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, cũng nâng cao nhận thức của họ đối với các vấn đề môi trường", ông Thế Phương nhấn mạnh.
Trong cuộc hành trình cứu "lá phổi" của biển nói riêng và hoạt động bảo tồn môi trường nói chung, Tập đoàn TH cũng đối mặt với những thách thức, như làm thế nào để các hoạt động bảo tồn không chỉ đạt hiệu quả trước mắt mà còn mang lại giá trị lâu dài.
Đối với dự án bảo tồn rạn san hô, trong suốt 4 năm tài trợ và đồng hành, TH luôn chú trọng đánh giá hiệu quả của các biện pháp bảo tồn. Ví dụ, liệu các phao phân vùng sinh thái được thả xuống có được bảo dưỡng định kỳ để phát huy tối đa tác dụng hay không? Qua thực tế triển khai, IUCN và VQG Cát Bà đã áp dụng các biện pháp bảo tồn với chuyên môn cao, mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp TH thêm tin tưởng vào tính bền vững của dự án.
Thách thức cũng là động lực để TH tiếp tục nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời củng cố sự hợp tác với các đối tác đáng tin cậy trong các sáng kiến bảo tồn bền vững, củng cố các giá trị cốt lõi mà Tập đoàn TH theo đuổi như: Vì hạnh phúc đích thực, Vì sức khoẻ cộng đồng, Thân thiện với môi trường – Tư duy vượt trội, Hài hoà lợi ích.
PVMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.