Khoản đầu tư gần 4.000 tỷ đồng của Vinamilk sẽ thay đổi như thế nào khi GTN sáp nhập ngược vào Vilico?
Vinamilk bớt được 1 công ty con trung gian và tăng nhẹ được tỷ lệ lợi ích tại Mộc Châu Milk.
Hội đồng quản trị CTCP GTNFoods vừa công bố phương án chi tiết về việc sáp nhập ngược công ty này vào 1 công ty con là Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico).
Theo đó, mỗi 1 cổ phiếu GTN sẽ được hoán đổi thành 0,625 cổ phiếu VLC của Vilico.
Chốt phiên giao dịch 12/3, cổ phiếu GTN đóng cửa ở mức 26.000 đồng còn VLC ở mức 41.100 đồng. Với tỷ lệ chuyển đổi 1:0,625 thì gần như là chuyển đổi ngang giá.
Hiện GTNFoods có 3 tài chính là 74,49% cổ phần của Vilico, 95% cổ phần của Vinatea và 35% cổ phần của Ladofoods. Sau sáp nhập, GTNFoods sẽ chấm dứt tồn tại và chuyển giao các tài sản này cho Vilico.
Hơn 47 triệu cổ phiếu VLC do GTNFoods nắm giữ sẽ được hủy bỏ. Với 250 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Vilico sẽ phát hành mới 156,25 triệu cổ phiếu để hoán đổi.
Sau khi hoàn tất các giao dịch sáp nhập, Vilico dự kiến sẽ có vốn điều lệ mới là 1.723 tỷ đồng và Vinamilk sẽ trực tiếp sở hữu 68% cổ phần Vilico.
Vilico sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Mộc Châu Milk từ 32,52% lên 59,3%. Được biết Mộc Châu Milk là mục tiêu chính của Vinamilk khi tiến hành mua lại GTNFoods. Công ty sữa lớn nhất Việt Nam đã chi ra gần 3.500 tỷ để mua 75% cổ phần của GTNFoods và chi gần 300 tỷ để mua gần 9% cổ phần của Mộc Châu trong đợt phát hành riêng lẻ mới đây.
Theo tính toán của chúng tôi, trước và sau sáp nhập, tổng tỷ lệ sở hữu/biểu quyết của nhóm Vinamilk tại Mộc Châu vẫn giữ nguyên ở mức 68,15%. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi ích của Vinamilk tại Mộc Châu tăng nhẹ từ 47,1% lên 49,17%.
Sau khi được phía Vinamilk tiếp quản, kết quả kinh doanh của Mộc Châu đã có sự chuyển biến khá ấn tượng.
Cấu trúc sở hữu GTN/Vilico/Mộc Châu trước sáp nhập
Cấu trúc sở hữu Vilico/Mộc Châu sau sáp nhập
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.