Khoảng 40.000 môi giới bất động sản được cấp chứng chỉ hành nghề
Theo Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS), trong số hơn 300.000 môi giới đang hành nghề trong lĩnh vực BĐS chỉ có khoảng 40.000 môi giới được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thời điểm hiện tại, thị trường chỉ có khoảng 40.000 người hoạt động môi giới bất động sản có chứng chỉ môi giới do các cơ quan chức năng cấp.
Con số này rất khiêm tốn so với số lượng khoảng từ 300.000 - 400.000 cá nhân hành nghề môi giới bất động sản trên thị trường vào thời kỳ cao điểm.
Thực tế, số lượng người đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản là nhiều hơn, nhưng chưa có chứng chỉ môi giới bởi do không có chỗ để thi.
Trong 10 năm qua, một số địa phương có triển khai thi nhưng cũng rất hạn chế số lượt và số lượng. Tỷ lệ các kỳ thi Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được tổ chức còn quá nhỏ so với nhu cầu.
Theo VARS, Hà Nội là nơi có hàng vạn môi giới bất động sản hoạt động nhưng chỉ tổ chức 2, 3 lần trong năm với khoảng 2.000 - 3.000 lượt thí sinh tham dự. TP.HCM cũng ghi nhận tương tự.
Thậm chí, nhiều vùng, địa phương, có nhu cầu về chứng chỉ rất lớn nhưng không tổ chức bởi không đủ nguồn lực, kinh nghiệm, chuyên môn thực hiện, lo ngại sai sót.
Theo số liệu từ Hội Môi giới, cả nước chỉ có khoảng 15 địa phương trên 63 tỉnh thành tổ chức các kỳ thi chứng chỉ môi giới bất động sản.
Trước thực trạng đó, Luật Kinh doanh Bất động sản 2024 đã được thông qua đã có các quy định mới về phương thức tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới.
Cụ thể, theo Luật Kinh doanh Bất động sản mới, Bộ Xây dựng sẽ là cơ quan tổ chức kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ. Ngoài phân cấp cho Sở Xây dựng tổ chức kỳ thi và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, Bộ Xây dựng có thể giao hoặc ủy quyền cho một số đơn vị tổ chức kỳ thi, trong đó có các hiệp hội và hội về BĐS.
VARS cho rằng, thời gian tới, cùng với các quy định nâng cao vai trò, ràng buộc pháp lý của nhà môi giới trong các giao dịch, hoạt động môi giới sẽ đi vào nền nếp, chính quy và chuyên nghiệp hơn.
Để hướng đến một thị trường dịch vụ bất động sản chuyên nghiệp, nâng cao vị thế nghề môi giới, bảo vệ các nhà môi giới bất động sản chân chính, ông Đính đề xuất, cơ quan quản lý Nhà nước cần chỉ định cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc hành nghề môi giới bất động sản đúng luật.
Bên cạnh đó, để việc quản lý, phát triển thị trường bất động sản của nhà nước thực sự hiệu quả, tiết kiệm ngân sách quốc gia, Chính phủ cần rà soát lại, làm rõ vai trò của các hội chuyên môn nghề nghiệp tham gia vào trong quá trình đào tạo chuyên môn, chứng chỉ hành nghề.
Từ đó, các cơ quan quản lý có thể xem xét, giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà môi giới là Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chủ trì việc cấp, quản lý mã số định danh và tham gia vào việc khuyến cáo, giám sát hội viên thực hiện đúng pháp luật.
An Mai (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.