Khoảng 80% ngân sách nhàn rỗi đang gửi tại NHNN
Khoảng 80% trong 1 triệu tỷ đồng tiền nhàn rỗi của ngân sách đang gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo quy định của pháp luật hiện hành, số tiền này không được sử dụng để cho vay tránh trường hợp không thu hồi được nợ và gặp rủi ro.
Ngày 11/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Trao đổi tại cuộc họp, đại biểu Hà Sỹ Đồng đặt vấn đề về phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Theo đại biểu, hơn 1 triệu tỷ đồng tiền nhàn rỗi của ngân sách đang để tại Kho bạc Nhà nước thời gian qua. "Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Kho bạc Nhà nước phối hợp thế nào để điều chuyển nguồn tiền nhàn rỗi này, góp phần điều hành chính sách tiền tệ tốt nhất?".
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, theo luật định, Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng cung ứng dịch vụ cho Chính phủ, các khoản tiền gửi của Chính phủ gửi tại cơ quan này. Tuy nhiên, theo Luật ngân sách Nhà nước, các khoản tiền của ngân sách cũng được phép gửi tại các nhà băng trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước khi chưa sử dụng chủ yếu được gửi ở các ngân hàng thương mại lớn. Tuy nhiên, đánh giá thực tế trong những năm gần đây, được chuyển về gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Đối với vấn đề này, Thống đốc cho biết việc gửi tiền ngân sách nhàn rỗi với khối lượng lớn tại các nhà băng cũng có tác động nhất định tới chính sách tiền tệ, thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Do đó, NHNN và Bộ Tài chính đã có quy chế phối hợp, trao đổi thông tin và chủ động điều tiết tiền tệ.
Theo kinh nghiệm điều hành của các nước, cách thức điều chuyển tiền gửi ngân sách về Ngân hàng Nhà nước là giải pháp được thực hiện khi lạm phát tăng quá cao, tức cần hút tiền về ngân hàng Trung ương, còn trong điều kiện bình thường, điều chuyển ngược lại.
Theo Thống đốc, quy định hiện nay các tổ chức tín dụng không được dùng tiền này cho vay, nhưng có thể dùng gián tiếp các khoản này để hỗ trợ trong đảm bảo thanh khoản. Do đó, để tránh rủi ro, cơ quan quản lý phải theo dõi chặt chẽ, không chủ quan và phối hợp với các cơ quan, yêu cầu tổ chức tín dụng cân đối vốn hợp lý, đảm bảo cân đối vốn an toàn.
Huyền My (t/h)Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong năm 2025, Quốc hội giao Chính phủ chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7%, phấn đấu đạt khoảng 7-7,5% và GDP bình quân đầu người khoảng 4.900 USD.