Khởi công đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Đầu tư và Tiếp thị
09:42 PM 25/06/2023

Ngày 25/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Tại điểm cầu Hà Nội có sự tham dự của các Ủy viên Bộ Chính trị: ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ; ông Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành ủy Hà Nội, cùng lãnh đạo các bộ ngành trung ương, TP.. Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Tại điểm cầu tỉnh Đồng Tháp có các Ủy viên Trung ương Đảng: ông Trần Lưu Quang - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các bộ ngành trung ương, TP. Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang tham dự.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Phát biểu tại lễ khởi công, công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa cho biết, Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, một trong ba tỉnh vùng Đồng Tháp Mười. Địa giới của tỉnh nằm trên 2 vùng của ĐBSCL là vùng Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu; cách TP. Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam. Phía bắc giáp với tỉnh Prâyveng (Campuchia) có đường biên giới dài 50,67 km, với 2 cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sông; phía nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và TP. Cần Thơ; phía tây giáp với tỉnh An Giang; phía đông giáp Long An và Tiền Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đây là tuyến đường quan trọng trong mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, hình thành kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược liên vùng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả khu vực, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông".

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương tham dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương tham dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Các đại biểu đại diện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham dự buổi lễ.

Các đại biểu đại diện các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tham dự buổi lễ.

Các đại biểu tham dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Các đại biểu tham dự lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Xác định giao thông vận tải là huyết mạch, là động lực đi trước một bước để tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm đầu tư nhiều dự án, công trình trọng điểm đi qua và đã phát huy hiệu quả cao, đã đưa Đồng Tháp từ một địa phương "khuất nẻo" trở thành địa phương có lợi thế, kết nối 3 trung tâm lớn: TP. HCM, TP. Cần Thơ và TP. Nông Pênh, Campuchia. 

Trên tinh thần đó, nên kể từ ngày 24/6/2022 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1, có tổng chiều dài tuyến là 27,43km, tổng mức đầu tư 5.886 tỷ đồng, phạm vi thực hiện trải dài qua 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang; đồng thời, tỉnh Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án thành phần 1, với chiều dài tuyến là 16km, tổng mức đầu tư 3.640 tỷ đồng.

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Sơ đồ tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Ông Phạm Thiện Nghĩa cho biết thêm, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đạt tỷ lệ đồng thuận cao: tính đến ngày 24/6/2023, số hộ dân đã nhận tiền bồi thường 511/533 hộ, đạt tỷ lệ 96%; số tiền đã giải ngân 478,33/512,83 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 93,3%; diện tích đã bàn giao 84,34/89,3 ha, đạt tỷ lệ 94,5%.

Theo ông Nguyễn Văn Vũ, người dân xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, là người con của đất sen hồng, sinh ra, lớn lên, gắn bó với mảnh đất Cao Lãnh, Đồng Tháp. Đã từ lâu, người dân chúng tôi luôn mong muốn các tuyến đường kết nối tỉnh Đồng Tháp với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL ngày được nhiều hơn, rộng rãi, thuận tiện hơn. 

Đại diện liên danh nhà thầu thi công tặng 16 căn nhà tình thương cho địa phương.

Đại diện liên danh nhà thầu thi công tặng 16 căn nhà tình thương cho địa phương.

Khi có những con đường mới, nông sản của nông dân Đồng Tháp và các tỉnh sẽ đi xa hơn, cơ hội để chúng tôi đi lại, trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hoá trong vùng và với TP. Hồ Chí Minh sẽ thuận tiện hơn. Và khi những con đường kết nối hình thành, chúng tôi tin rằng Đồng Tháp và miền tây; người dân Đồng Tháp, người dân miền tây sẽ có nhiều điều kiện để phát triển, có cuộc sống tốt hơn.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu tại lễ khởi công công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1).

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Chính phủ. Thực tiễn đã chứng minh, hạ tầng chiến lược phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó, nhất là nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, các thiết chế về văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, giáo dục được hình thành và quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, chúng ta đạt được một số dấu mốc quan trọng về phát triển đường cao tốc trong đó đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 566 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên 1.729 km. Các dự án đang thi công, với tổng chiều dài 350 km. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Vũ Khuyên/VOV

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1), tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Vũ Khuyên/VOV

Từ đầu năm 2023 đã khởi công các dự án, có tổng chiều dài 1.406 km. Như vậy, cùng với 1.729 km đã đưa vào khai thác và tổng chiều dài đường cao tốc của các dự án đang thi công, đã khởi công đến hết tháng 6 năm 2023 là 1.756 km; nếu chúng ta quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt thì cơ bản chúng ta có thể phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng cả nước có trên 3.000 km vào năm 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương tham dự buổi lễ tại điểm cầu Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương tham dự buổi lễ tại điểm cầu Đồng Tháp.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, việc đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng sẽ phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.

Việc đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu sẽ hình thành trục ngang và từng bước hình thành mạng lưới đường cao tốc Vùng ĐBSCL, kết nối các trục dọc cao tốc, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang trục ngang quan trọng của Vùng ĐBSCL; tạo không gian phát triển vùng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và cảng biển; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng nhấn mạnh, kết quả khởi công hôm nay mới chỉ là bước đầu, công việc sắp tới còn rất lớn và nhiều thách thức. Do vậy, để công trình được hoàn thành đảm bảo an toàn, đúng tiến độ, chất lượng và đáp ứng các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật với mục tiêu đến năm 2026 phải đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; đến năm 2025 đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, bảo đảm chất lượng, mỹ thuật và phát huy được hiệu quả đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương bấm nút khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương bấm nút khởi công xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (giai đoạn 1) tại điểm cầu Đồng Tháp.

Thủ tướng yêu cầu, các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Giao thông vân tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu Ban QLDA, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, triển khai các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật, giữ gìn vệ sinh môi trường; đồng thời phải huy động nhân lực, thiết bị máy móc hiện đại để thi công một cách nhanh nhất có thể; tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu kỹ thuật, quy định của pháp luật liên quan, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, bất cập khi triển khai các dự án cao tốc giai đoạn trước và phát huy tối đa những thành quả đã đạt được, đề nghị các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần bám sát thực tiễn, bám sát dự án, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu, không đội vốn.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn