Khơi dậy khát vọng chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam
Hội nghị Văn hóa toàn quốc sẽ diễn ra vào ngày mai 24/11, nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ. Đây là sự kiện thời sự đặt ra những vấn đề cấp thiết và quan trọng của vấn đề xây dựng văn hoá, con người Việt Nam. Theo đó, Hội nghị được kỳ vọng sẽ khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc, mở ra bước ngoặt mới trong vấn đề chấn hưng và phát triển văn hóa...
- Thanh Hóa: Để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh, động lực cho phát triển
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
- Giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội được trao cho đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử - Văn hóa - Tâm linh
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi", luận điểm này đã trở thành nguyên tắc chi phối có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự kiện thời sự cấp thiết
Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin, việc tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc với mục tiêu quan trọng, xuyên suốt là triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về văn hóa là một sự kiện quan trọng và là một tín hiệu đáng mừng.
Nghị quyết Đại hội Đảng cũng như các Nghị quyết chuyên đề, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều luôn nhấn mạnh vị trí, vai trò của văn hoá; của việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh; là động lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bác Hồ nói: "Văn hoá soi đường cho quốc dân đi", khó có cách diễn đạt nào hay hơn để nói về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá.
Đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng: "Chúng ta luôn nhấn mạnh con người giữ vị trí trung tâm, mọi chủ trương, chính sách cần phải hướng tới; phát triển văn hoá, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng đất nước. Ở Hội nghị sắp tới, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại một cách sâu sắc hơn qua 35 năm đổi mới đã có những thành tựu gì về văn hóa, cũng như những yếu kém gì đang tồn tại.
Để xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chúng ta nhất định phải dựa vào, phải phát huy nguồn lực tiềm tàng vốn có - nguồn lực nội sinh văn hoá, con người Việt Nam. Trong đấu tranh để chinh phục và cải tạo tự nhiên, trong chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, ông cha ta và thế hệ chúng ta luôn dựa vào nguồn sức mạnh nội sinh ấy. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, càng phải dựa vào nguồn lực dồi dào vô tận ấy của chính chúng ta.
Hội nghị Diên Hồng về văn hóa
Ngay trước thềm diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cho rằng: Đây là thời điểm vô cùng phù hợp để tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Sự phù hợp này đến từ nhiều lý do, thứ nhất là đây là dịp kỷ niệm 75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946).
Thứ hai là chúng ta tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Tại Đại hội này, Đảng ta đã có nhiều thông điệp, quan điểm đột phá về phát triển văn hóa, xây dựng con người văn hóa. Chúng ta cần triển khai đồng bộ những thông điệp, quan điểm này để từ đó có những kế hoạch cụ thể phát triển văn hóa.
Thứ ba, trong bối cảnh xã hội ngày nay, sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cùng sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đặt rất nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa và con người Việt Nam. Chính vì thế chúng ta cần có cách tiếp cận và tư duy mới để xử lý những vấn đề về văn hóa, những vấn đề liên quan đến xây dựng con người để bảo đảm được những mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đặt ra là đến năm 2030 chúng ta trở thành nước công nghiệp có mức thu nhập trung bình, đến năm 2045 chúng ta trở thành nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao. Toàn bộ những bối cảnh và vấn đề này cần phải có cách tiếp cận mới về văn hóa, con người Việt Nam vì chúng ta luôn coi văn hóa và con người Việt Nam là mục tiêu, mục đích của sự phát triển bền vững xã hội. Khi chúng ta tạo động lực, có niềm tin và truyền cảm hứng từ sự phát triển văn hóa thì đất nước mới phát triển bền vững, tạo điều kiện lan tỏa lợi ích cho những lĩnh vực khác như chính trị, xã hội, giáo dục, công nghệ… từ sức mạnh của văn hóa.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Hội nghị Văn hóa toàn quốc là sự kiện được trông đợi, được coi là "Hội nghị Diên Hồng về văn hóa". Ở đó những người yêu văn hóa, những người làm việc trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có thể đề xuất những sáng kiến và hiến kế cho sự phát triển văn hóa của đất nước. Ở đó lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định quyết tâm phát triển văn hóa nghệ thuật, đưa ra những thông điệp quan trọng cho phát triển văn hóa nghệ thuật.
Theo đó, Hội nghị việc truyền cảm hứng từ Hội nghị sẽ tác động đến các cấp, các ngành ở địa phương đối với việc chăm lo cho phát triển văn hóa nghệ thuật. Khi đã ý thức nhiều hơn về phát triển văn hóa, về lợi ích và trách nhiệm trong phát triển văn hóa cũng như đưa ra những kế hoạch trong tương lai để phát triển văn hóa thì chúng ta tin tưởng văn hóa có nhiều cơ hội đóng góp vào sự phát triển đất nước.
Lưu ĐoànTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.