Khối ngoại bán ròng gần 420 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh

Chứng khoán
08:37 AM 18/10/2024

Nhà đầu tư nước ngoài có phiên bán ròng thứ 5 liên tục với giá trị 418 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài (khối ngoại) giao dịch sôi động, đặc biệt là các cổ phiếu bất động sản được mua bán khá mạnh, tuy nhiên, khối này vẫn bán ròng gần 418 tỷ đồng, tăng gần 30% so với phiên trước.

Khối ngoại bán ròng gần 420 tỷ đồng phiên đáo hạn phái sinh- Ảnh 1.

Cụ thể, trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài duy trì bán ròng gần 403 tỷ đồng với khối lượng hơn 14,5 triệu đơn vị.

Về giá trị cụ thể, chứng chỉ quỹ FUESSVFL dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô 125,3 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu HDB bị bán ròng 1222,2 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi nhiều cổ phiếu như DBC (71,3 tỷ đồng), KDH (68,4 tỷ đồng), NLG (61,8 tỷ đồng), VHM (48,4 tỷ đồng), MSB (44,7 tỷ đồng), GMD (26,5 tỷ đồng), GVR (21,1 tỷ đồng) và VNM (20,4 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) dẫn đầu với giá trị gom ròng 175,9 tỷ đồng. Theo sau, NTL của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm được gom ròng với quy mô 85,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại rót ròng vào các mã MSN, DXG, VCI, EIB, SSI, BMP, DIG, PLX với quy mô dưới 12 - 33 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, NĐT ngoại có phiên bán ròng thứ 15 liên tục với giá trị hơn 18 tỷ đồng, tương đương khối lượng 688.995 đơn vị.

Giao dịch bán ròng vẫn tập trung ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - CTCP với giá trị gần 24,3 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội bị rút ròng với giá trị gần 13,6 tỷ đồng. Khối ngoại còn bán ròng các mã HJS (4 tỷ đồng), HUT (789 triệu đồng), LAS (374 triệu đồng), BVS (240 triệu đồng), ...

Ngược lại, khối này gom ròng mạnh nhất hơn 10,2 tỷ đồng cổ phiếu MBS của Chứng khoán MB. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như TNG (6,3 tỷ đồng), PVS (2,8 tỷ đồng), NTP (1,8 tỷ đồng), VFS (838 triệu đồng), IDV (807 triệu đồng), ...

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại tiếp tục mua ròng gần 4 tỷ đồng với khối lượng 31.433 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu ACV của CTCP Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP đứng đầu về giá trị mua ròng gần 7,9 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách gom ròng là BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn với hơn gần 411 triệu đồng. Hoạt động giải ngân còn trải dài ở các mã như BMS (263 triệu đồng), OIL (259 triệu đồng), GHC (245 triệu đồng), QNS (232 triệu đồng), ...

Ở phía đối diện, áp lực bán lớn nhất ghi nhận tại cổ phiếu VEA của CTCP Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP với giá trị hơn 2,8 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại cũng rút ròng 2,2 tỷ đồng cổ phiếu MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan và các giao dịch với giá trị thấp hơn như PXL, SGP, MPC, ...

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.