Khối ngoại bán ròng, TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh

Chứng khoán
08:37 AM 13/07/2024

Khối ngoại đã "quay đầu" bán ròng 777 tỷ đồng trên toàn thị trường sau phiên mua ròng tích cực liền trước.

Thanh khoản trên thị trường chứng khoán trong phiên 12/7 tiếp tục suy yếu thêm, thể hiện sự chần chừ của thị trường. Giá trị giao dịch cả 3 sàn chỉ đạt khoảng 17.340 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng, TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh- Ảnh 1.

Chưa kịp vui mừng sau phiên mua ròng lớn, nhà đầu tư nước ngoại lại tiếp tục "dội gáo nước lạnh" vào thị trường khi nhóm này "quay đầu" bán ròng 777 tỷ đồng trên toàn thị trường, với VHM, MWG, MSN là các mã cổ phiếu bị bán ra nhiều nhất.

Cụ thể, sàn HOSE có 140 mã tăng và 298 mã giảm, VN-Index giảm 3,05 điểm (-0,24%), xuống 1.280,75 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 606 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt 15.253 tỷ đồng, giảm 13% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 59,5 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.487 tỷ đồng.

Sàn HNX có 62 mã tăng và 97 mã giảm, HNX-Index giảm 0,37 điểm (-0,15%), xuống 245,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 54,2 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.128 tỷ đồng, tăng 3,3% về khối lượng và giảm 18% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,6 triệu đơn vị, giá trị đạt 157,5 tỷ đồng.

Sàn UPCoM có 162 mã tăng và 161 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,18 điểm (-0,18%), xuống 98,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 69 triệu đơn vị, giá trị đạt 962 tỷ đồng, giảm 3,2% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,4 triệu đơn vị, giá trị đạt 128,7 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm điểm. Trong đó, VN30F2407 giảm 5,7 điểm, tương đương -0,4% xuống 1.300 điểm, khớp lệnh gần 207.770 đơn vị, khối lượng mở hơn 59.000 đơn vị.

Với diễn biến thị trường hiện tại, CTCK Vietcombank (VCBS) khuyến nghị các nhà đầu tư nên đồng thời loại bỏ những mã yếu ra khỏi danh mục cũng như gia tăng tỉ trọng của những cổ phiếu đang có xung lực ổn định và duy trì được xu hướng đi lên tích cực thuộc một số nhóm ngành như thép, cao su.

CTCK Yuanta Việt Nam đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường vẫn đang ở giai đoạn điều chỉnh. Nếu nhịp điều chỉnh tiếp tục diễn ra trong phiên tới thì kỳ vọng cầu giá thấp sẽ sớm gia tăng trở lại. Điểm tích cực là tình trạng phân hóa đang diễn ra, điều này cho thấy dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu và có dấu hiệu tập trung ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý tiếp tục tăng nhẹ cho thấy cơ hội mua mới tiếp tục gia tăng.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ

Theo báo cáo từ Economist Intelligence Unit (EIU), môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất trong giai đoạn 2003-2023, với điểm đánh giá đạt 1,3 điểm, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu.