Khối ngoại chưa ngừng bán ròng

Chứng khoán
08:29 AM 23/10/2024

Khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị 222 tỷ đồng, đánh dấu chuỗi 8 phiên xả hàng liên tiếp. Áp lực bán xuất hiện trên cả HOSE, HNX lẫn UPCoM.

Phiên giao dịch ngày 22/10 chứng kiến thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua rung lắc mạnh với áp lực bán tăng dần về cuối phiên. VN-Index kết thúc phiên với mức giảm 9,88 điểm, đóng cửa tại 1.269,89 điểm. Thanh khoản trên sàn HOSE cải thiện đáng kể, đạt giá trị giao dịch trên 19.000 tỷ đồng. 

Khối ngoại chưa ngừng bán ròng- Ảnh 1.

Giao dịch của khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi họ duy trì xu hướng bán ròng với giá trị 222 tỷ đồng trên toàn thị trường, đánh dấu chuỗi 8 phiên liên tiếp xả hàng.

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài duy trì bán ròng hơn 137 tỷ đồng với khối lượng hơn 9,2 triệu đơn vị.

Về giá trị cụ thể, chứng chỉ quỹ FUEVFVND của Quỹ ETF DCVFMVN Diamond dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô 99,5 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu KDH và VRE bị bán ròng 66,6 tỷ và 51,3 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi nhiều cổ phiếu như HPG (46,6 tỷ đồng), VCI (38,2 tỷ đồng), FRT (35,3 tỷ đồng), TPB (28,2 tỷ đồng), LPB (27,6 tỷ đồng), SHB (26,6 tỷ đồng), DGW (26,4 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động dẫn đầu với giá trị gom ròng 71,7 tỷ đồng. Theo sau, TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được gom ròng với quy mô 65,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại rót ròng vào các mã BVH, VPB, CTD, ORS, SSI, VNM, HDC, PDR với quy mô dưới 60 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, NĐT ngoại có phiên bán ròng thứ 18 liên tục với giá trị hơn 86 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 3,7 triệu đơn vị.

Giao dịch bán ròng vẫn tập trung ở cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội với giá trị hơn 45,3 tỷ đồng. Cùng chiều, cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - CTCP bị rút ròng với giá trị 32 tỷ đồng. Khối ngoại còn bán ròng các mã PVS (14,3 tỷ đồng), TNG (6,1 tỷ đồng), LAS (2,3 tỷ đồng), ...

Ngược lại, khối này gom ròng mạnh nhất gần 6 tỷ đồng cổ phiếu CEO của Tập đoàn CEO. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như HVT (2 tỷ đồng), VGS (1,8 tỷ đồng), VCS (1,6 tỷ đồng), BVS (1,3 tỷ đồng), DTD (1 tỷ đồng), ...

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại tiếp tục mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng nhưng bán ròng với khối lượng 256.278 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu ACV của CTCP Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP đứng đầu về giá trị mua ròng hơn 10,2 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách gom ròng là QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi với hơn 1,1 tỷ đồng. Hoạt động giải ngân còn trải dài ở các mã như MPC, VAV, SGP, ABW, SD6, ... với quy mô dưới 1 tỷ đồng.

Ngược lại, áp lực bán lớn nhất ghi nhận tại cổ phiếu BSR của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị hơn 13,3 tỷ đồng. Cùng chiều, khối ngoại cũng rút ròng 383 triệu cổ phiếu QTP của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh và các giao dịch với giá trị thấp hơn như AAS, PAT, IFS, GHC, HBC, ...

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho thị trường tín chỉ carbon Việt Nam Tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho thị trường tín chỉ carbon Việt Nam

Thị trường tín chỉ carbon là công cụ giảm thiểu phát thải khí nhà kính, phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững. Nhưng thị trường này tại Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ.