Khối ngoại đảo chiều mua ròng phiên cuối tuần
Khối ngoại đảo chiều gom ròng hơn 250 tỷ đồng trên toàn thị trường. FPT dẫn đầu chiều mua, trong khi đó VHM lại bị xả mạnh nhất.
Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đảo chiều mua ròng hơn 230 tỷ đồng với khối lượng hơn 4,5 triệu đơn vị.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu FPT dẫn đầu với giá trị gom ròng gần 200 tỷ đồng. Theo sau, CTG được mua ròng 103 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại rót ròng vào VNM, MSN, STB, TPB, TCB, VRE, PVD và KBC với quy mô thấp hơn 100 tỷ đồng.
Ở phía đối diện, cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô hơn 371 tỷ đồng. Cùng chiều, HDB và VPB cũng bị nhóm này rút ròng lần lượt 45 tỷ đồng và 35,6 tỷ đồng.
Dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi các mã VHC (24,9 tỷ đồng), PDR (20,4 tỷ đồng), VIC (16,2 tỷ đồng), DBC (13,7 tỷ đồng), VCI (12,4 tỷ đồng), HSG (11,9 tỷ đồng), và KDH (11,5 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, NĐT ngoại duy trì mua ròng gần 40 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 1,1 triệu đơn vị.
Cụ thể, khối này gom ròng gần 32,6 tỷ đồng cổ phiếu PVS của ngành dầu khí. Dòng tiền cũng tìm đến các mã như IDC (6,4 tỷ đồng), SHS (1,2 tỷ đồng), VTZ (1,2 tỷ đồng)…
Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu LAS thuộc lĩnh vực phân bón với giá trị gần 2,1 tỷ đồng. Đứng thứ hai là BVS với 1,1 tỷ đồng. Khối này cũng bán ròng MBS (977 triệu đồng), GKM (159 triệu đồng), IDJ (158 triệu đồng)…
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đảo chiều bán ròng gần 18 tỷ đồng sau 3 phiên giải ngân liên tục, tương đương với khối lượng 623.240 đơn vị.
Trong đó, cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu bên bán với giá trị hơn 11,8 tỷ đồng. Theo sau là QNS (5,4 tỷ đồng), VEA (4,4 tỷ đồng), LTG (1,9 tỷ đồng)…
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu OIL của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP đứng đầu về giá trị mua ròng gần 2,8 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã được gom ròng còn có ACV (1,3 tỷ đồng), MCH (540 triệu đồng), PAT (402 triệu đồng)…
Minh An (t/h)Năm 2024, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố Việt Nam tăng 2 bậc chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu so với năm 2023, xếp thứ 44/133 quốc gia, nền kinh tế.