Khối ngoại là gì ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?

Đầu tư và Tiếp thị
07:49 AM 04/05/2022

Thị trường chứng khoán trước lễ chứng kiến sự mua bán ồ ạt của khối ngoại. Vậy khối ngoại là gì? Và nó ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

photo-1651594198571

Khối ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài. Đó có thể là tổ chức hay cá nhân nước ngoài, tiến hành đăng ký mở tài khoản chứng khoán tại thị trường Việt Nam. Khối ngoại thường có thể là các quỹ thường sở hữu cổ phiếu của những công ty có vốn hóa lớn.

Khối ngoại mua/bán ròng ảnh hưởng gì đến thị trường chứng khoán Việt Nam?

Ngoài tìm hiểu về khối ngoại là gì? Nhiều người cũng quan tâm đến hai khái niệm mới là khối ngoại mua ròng và khối ngoại bán ròng. Theo đó, thuật ngữ mua ròng dùng để chỉ việc các nhà đầu tư khối ngoại mua vào số lượng cổ phiếu nhiều hơn bán ra. Ngược lại, nếu họ bán ra số lượng cố phiếu nhiều hơn mua vào thì gọi là bán ròng.

Cả khối ngoại bán ròng và mua ròng đều có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt là khi lượng mua ròng từ khối ngoại tăng cao, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sôi động và phát triển mạnh, từ đó giá cổ phiếu cũng tăng theo. Điều này được giải thích bởi khối ngoại thường là những cá nhân và tổ chức đầu tư có quy mô lớn. Vì vậy, khi khối này làm tăng xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư khối nội và được xem là "trụ đỡ" trên thị trường chứng khoán trong nước. 

Ảnh hưởng của việc khối ngoại mua ròng

Khối ngoại mua ròng thường diễn ra khi có sự chuyển biến tích cực trong tình hình của một quốc gia nào đó.

Khối ngoại mua ròng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán

Khi các nhà đầu tư cảm thấy tình hình chứng khoán lạc quan và có tiềm năng sản sinh lợi nhuận sau này, họ sẽ bỏ một số vốn rất lớn để mua vào cổ phiếu. Điều này được xem là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư nội tiếp tục đầu tư vốn để đầu tư.

Tỷ lệ khối ngoại mua ròng tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Dẫn đến, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán trong nước.

Ảnh hưởng của việc khối ngoại bán ròng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khối ngoại bán ròng. Nguyên nhân đầu tiên là do các nhà đầu tư ngoại quốc nhận thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không còn hấp dẫn, nên họ muốn rút vốn đầu tư. Cũng có thể các nhà đầu tư nước ngoài muốn rút lui để tái cơ cấu các danh mục và sắp xếp lại nguồn vốn đang có. 

Tác động của khối ngoại bán ròng

Nếu khối ngoại mua ròng là "trụ đỡ" của các nhà đầu tư nội thì khối ngoại bán ròng sẽ là mối lo với họ. Bởi lẽ, đây là một tín hiệu không tốt đến từ các nhà đầu tư ngoại quốc. Dẫn đến nhà đầu tư trong nước sẽ cảm thấy hoảng loạn. 

Khi tỷ lệ khối ngoại bán ròng tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư. Điều này góp phần khiến họ nhanh chóng rút vốn và e dè không dám đầu tư vào thị trường. Bởi vậy, thị trường chứng khoán trong nước sẽ khủng hoảng và tăng trưởng chậm lại.

Vì sao khối ngoại được đánh giá có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Như đã đề cập trong câu hỏi khối ngoại là gì ở trên, chủ thể của khối ngoại là những nhà đầu tư ngoại quốc. Theo như sự nhận định của nhiều chuyên gia về lĩnh vực chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài rất thông minh và họ tự tin vào khả năng dự đoán thị trường của mình. 

Họ chỉ cần nhìn vào đồ thị trên sàn chứng khoán hiện tại là có thể dự đoán được xu hướng lên hay xuống của biểu đồ. Chính vì sự chuyên nghiệp đó, mà các nhà đầu tư nội đặt khá nhiều niềm tin vào khối ngoại. Khi chứng kiến khối ngoại mua ròng, họ cũng sẽ chạy theo xu hướng đó và mua vào số lượng lớn cổ phiểu. Chính vì thế mà thị trường chứng khoán trong nước cũng trở nên sôi động và tăng trưởng nhanh.

Khối ngoại có khả năng thúc đẩy thị trường chứng khoán

Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư của khối ngoại rất lớn, nếu họ đầu tư một số vốn khổng lồ vào thị trường chứng khoán, chắc chắn các công ty sẽ mở rộng quy mô và tăng trưởng rất nhanh. Khi các tập đoàn kinh doanh phát triển nhanh, giá cổ phiếu sẽ tăng cao, đây là tín hiệu tốt với thị trường chứng khoán.

Một mã cổ phiếu tiềm năng có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đó chính là mã PGT của doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT).

Trong năm 2022 PGT Holdings chào đón một cổ đông mới và là đối tác chiến lược trong Ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

photo-1651594201903

Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC.

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, một doanh nghiệp có 18 năm hoạt động trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, xuất khẩu lao động và tài chính vi mô. Đây đều là những ngành hưởng lợi nhiều khi nền kinh tế phục hồi trở lại. PGT Holdings đã tận dụng lợi thế từ các yếu tố vĩ mô của thị trường để làm động lực bứt phá, tạo đà vươn lên trong thời gian qua.

Nhắc tới Ban lãnh đạo của PGT Holdings, CEO ông Kakazu Shogo như một người thuyền trưởng chèo lái doanh nghiệp vượt qua những bão táp. Đồng hành cùng PGT Holdings qua rất nhiều năm CEO người Nhật Bản luôn truyền cảm hứng tới đội ngũ nhân viên cùng các nhà đầu tư về triết lý "Giá trị bền vững". Phát triển "Giá trị bền vững" đang là hướng đi tích cực mà bất kỳ doanh nghiệp ở quy mô nào đều muốn hướng đến. Thực tế cho thấy, lợi ích của phát triển bền vững đối với doanh nghiệp phải kể đến về thương hiệu, hiệu quả khai thác tác nguyên, giảm thiểu chi phí, và các vấn đề môi trường xã hội.

photo-1651594204761

CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp.

Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

photo-1651594207355

Bảng thông tin giao dịch cổ phiếu PGT (HNX) gần đây

Sau đà giảm sâu toàn thị trường khiến Vn-Index rớt không phanh, các nhà đầu tư đã chứng kiến vài phiên hồi phục với sắc xanh bao phủ, PGT kết phiên ngày 29/04/2022 với giá 8.400 VND. Chứng tỏ PGT vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư giá trị tiềm năng có tầm nhìn dài hạn.

PGT Holdings tin rằng với những tín hiệu tích cực từ những thông tin đã công bố cùng báo cáo tài chính quý 1/2022 sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục ăn nên làm ra. Là tài sản dài hạn an toàn và tin cậy của các nhà đầu tư đang nắm giữ mã PGT.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn