Khối ngoại tăng mua vào

Chứng khoán
08:47 AM 12/09/2024

Sau nhiều phiên xả mạnh, giao dịch khối ngoại cân bằng khi đảo chiều mua ròng nhẹ trên toàn thị trường.

Thanh khoản thị trường giảm so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 583,7 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 12.843 tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 42 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 817 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại cân bằng khi họ mua ròng 9 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Khối ngoại tăng mua vào- Ảnh 1.

Trên sàn HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 7 tỷ đồng, nhưng bán ròng với khối lượng gần 4,3 triệu đơn vị.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu FPT dẫn đầu với giá trị gom ròng gần 140 tỷ đồng. Theo sau, VNM được mua ròng hơn 66 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại rót ròng vào VHM, PDR, DXG, CTG, DGC, NTL, TPB và PAN với quy mô thấp hơn 40 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan dẫn đầu chiều bán ròng với quy mô gần 71 tỷ đồng. Cùng chiều, MWG và HPG cũng bị nhóm này rút ròng lần lượt 60,4 tỷ đồng và 54,4 tỷ đồng.

Dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi các mã VCB (33,6 tỷ đồng), VCI (28,6 tỷ đồng), TCB (27 tỷ đồng), HDB (26,3 tỷ đồng), VPB (21,9 tỷ đồng), VIC (21,6 tỷ đồng) và HSG (21,2 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, NĐT ngoại duy trì mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, họ rút ròng với khối lượng 46.280 đơn vị.

Khối này gom ròng gần 8,7 tỷ đồng cổ phiếu CEO của ngành bất động sản. Dòng tiền cũng tìm đến các mã như MBS (3,9 tỷ đồng), IDC (2,8 tỷ đồng), LAS (980 triệu đồng), PVS (971 triệu đồng)…

Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu SHS của Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn - Hà Nội với giá trị gần 6,5 tỷ đồng. Đứng thứ hai là TNG với 6,1 tỷ đồng. Khối này cũng bán ròng VTZ (1,6 tỷ đồng), VC3 (838 triệu đồng), DTD (785 triệu đồng)…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại cũng chuyển vị thế gom ròng khoảng 590 triệu đồng, nhưng bán ròng với khối lượng 292.300 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP đứng đầu về giá trị mua ròng hơn 4,9 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã được gom ròng còn có ACV (2,5 tỷ đồng), ABI (1,3 tỷ đồng), MCH (867 triệu đồng)…

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi dẫn đầu bên bán với giá trị gần 3,8 tỷ đồng. Theo sau là LTG (3 tỷ đồng), OIL (2,8 tỷ đồng), VAB (531 triệu đồng)…

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao" Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao"

Việt Nam đã xây dựng được những doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vẫn cần xây dựng chính sách đột phá để hỗ trợ DN "bay cao" và tạo dựng được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu hơn nữa.