Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 300 tỷ đồng

Chứng khoán
08:30 AM 20/08/2024

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài trong phiên 19/8 đã giảm mạnh và bán ròng hơn 300 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với phiên trước đó.

Trên sàn giao dịch HOSE, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 32,27 triệu đơn vị, tổng giá trị 1.184,53 tỷ đồng, giảm 48,9% về khối lượng và 44,39% về giá trị so với phiên cuối tuần trước (ngày 16/8).

Khối ngoại tiếp đà bán ròng hơn 300 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 47,14 triệu đơn vị, giá trị đạt 1.495,05 tỷ đồng, cùng giảm hơn 32% cả về khối lượng và giá trị so với phiên trước.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,87 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 310,52 tỷ đồng; tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ròng 337.370 đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 72,44 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VNM với khối lượng xấp xỉ 1,8 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt hơn 135 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu GAS được mua ròng 35,87 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 0,43 triệu đơn vị.

Ngược lại, khối này tiếp tục bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VHM với giá trị đạt 77,97 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 2,02 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất về khối lượng là HPG đạt 2,62 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 68,08 tỷ đồng. Tiếp theo là TCB bị bán ròng 2,31 triệu đơn vị, giá trị 49,88 tỷ đồng và HSG bị bán ròng 2,05 triệu đơn vị, giá trị đạt 42,69 tỷ đồng.

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 1,46 triệu đơn vị, giá trị đạt 39,9 tỷ đồng, giảm 39,71% về lượng và 33,32% về giá trị so với phiên trước.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 1,82 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 68,61 tỷ đồng, giảm 21,57% về lượng nhưng tăng hơn 16% về giá trị so với phiên trước.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 363.400 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 28,71 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó mua ròng 96.810 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 0,73 tỷ đồng.

Khối ngoại vẫn mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PVI với khối lượng 199.900 đơn vị, giá trị mua ròng đạt 10,43 tỷ đồng. Tiếp theo là PVS được mua ròng 3,63 tỷ đồng, VGS được mua ròng 2,82 tỷ đồng…

Ngược lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng 432.270 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 26,77 tỷ đồng.

Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo là NTP đạt 10,85 tỷ đồng, TNG đạt 4,59 tỷ đồng, DTD đạt 4,41 tỷ đồng…

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 624.550 vị, giá trị mua vào đạt 42,41 tỷ đồng, tăng 5,48% về lượng và 73,6% về giá trị so với phiên trước.

Ngược lại, khối này bán ra 218.580 đơn vị, giá trị đạt 10,48 tỷ đồng, cùng giảm hơn 70% cả về lượng và giá trị so với phiên trước.

Do đó, phiên này khối ngoại đã mua ròng 405.970 đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 31,93 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 149.780 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 11,64 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu ACV với giá trị đạt 17,39 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 151.890 đơn vị. Tiếp theo là VEA được mua ròng hơn 9 tỷ đồng (204.600 đơn vị) và MCH được mua ròng 6,34 tỷ đồng (29.000 đơn vị).

Trong khi đó, khối này tiếp tục bán ròng mạnh nhất QNS với khối lượng 50.200 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 2,41 đồng.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 11,82 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 307,3 tỷ đồng.

Theo chuyên gia phân tích VPS, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khối ngoại bán ròng thời gian qua. Trước tiên, có thể kể đến những bất ổn về kinh tế và địa chính trị toàn cầu đã tạo ra tâm lý lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách tiền tệ tại các quốc gia lớn, đặc biệt là Mỹ, cũng gây áp lực lớn lên dòng vốn, khiến các nhà đầu tư phải rút tiền ra khỏi thị trường. Hoạt động tái cơ cấu của các quỹ đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng, khi họ bán các cổ phiếu vốn hóa lớn để tái định hướng danh mục đầu tư.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Giá xăng dầu trong nước ngày mai được dự báo biến động trái chiều Giá xăng dầu trong nước ngày mai được dự báo biến động trái chiều

Trong kỳ điều hành ngày mai (19/9), giá xăng dầu trong nước được dự báo biến động trái chiều. Cụ thể, giá xăng có thể tăng khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel có thể giảm khoảng 100-200 đồng/lít.