Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 320 tỷ đồng
Dù tham gia tích cực vào cuộc đua gom các cổ phiếu ngân hàng nhưng khối ngoại vẫn bán ròng hơn 25,94 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 322,32 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua phiên giao dịch khá tích cực. Đóng cửa phiên 21/8, VN-Index tăng 11,5 điểm lên 1.284,05 điểm. Thanh khoản trên HoSE ở ngưỡng cao so với trung bình tháng với giá trị đạt 20.651 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, nhóm nhà đầu tư nước ngoài trở lại bán ròng hơn 323 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể:
Trên HOSE, nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài quay đầu bán ròng hơn 218 tỷ đồng với khối lượng hơn 23,2 triệu đơn vị.
Về giá trị cụ thể, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu chiều bán ròng của khối ngoại với quy mô hơn 157,2 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong top bán ròng là cổ phiếu MWG với 102,8 tỷ đồng.
Cùng chiều, MSN và TCB bị rút ròng lần lượt 75,2 tỷ đồng và 71,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng rút ròng dưới 70 tỷ đồng các mã HSG, VPB, VHM, DIG, NVL, PVD, VND…
Tại chiều mua, cổ phiếu FPT dẫn đầu với giá trị gom ròng 263,3 tỷ đồng. Theo sau, CTG và VCB được mua ròng với quy mô 193,6 tỷ đồng và 131,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lực cầu còn được ghi nhận nhiều nhất ở BID, TCH, KBC, VCI, STB, FRT, DPM…
Trên sàn HNX, NĐT ngoại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp với hơn 92 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 2,1 triệu cổ phiếu.
Cụ thể, giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) với giá trị gần 29 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh mục rút ròng là PVI với giá trị 18,2 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT nước ngoài cũng bán ròng NTP (16,9 tỷ đồng), MBS (8,8 tỷ đồng), TNG (7,5 tỷ đồng)…
Chiều ngược lại, khối ngoại gom ròng hơn 3,2 tỷ đồng ở cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội. Dòng tiền nước ngoài cũng tìm đến các mã như LAS (2,7 tỷ đồng), VTZ (1,8 tỷ đồng), TIG (355 triệu đồng), VIG (305 triệu đồng)…
Tại thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì bán ròng với giá trị gần 13 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng 18.680 đơn vị.
Trong đó, cổ phiếu QNS của Đường Quảng Ngãi dẫn đầu bên bán với giá trị hơn 9,2 tỷ đồng. Theo sau là MCH (8,2 tỷ đồng), NTC (2 tỷ đồng), WSB (1,1 tỷ đồng), POS (552 triệu đồng) và VAB (296 triệu đồng).
Ở phía đối diện, cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đứng đầu về giá trị mua ròng với gần 3,6 tỷ đồng. Cùng chiều, các mã được gom ròng còn có VEA (1,7 tỷ đồng), OIL (1,5 tỷ đồng), BSR (1,2 tỷ đồng)…
Theo quan điểm của SSI Research, việc khối ngoại bán ròng kỷ lục thời gian qua ảnh hưởng tới cả tâm lý của nhà đầu tư trong nước và tới giá cổ phiếu. Các cổ phiếu khối ngoại bán thường tập trung vào nhóm có vốn hóa lớn và có thể gây ảnh hưởng nhiều tới chỉ số VN-Index. Ngoài ra, nhà đầu tư trong nước cũng thận trọng hơn bởi họ không biết khối ngoại sẽ duy trì bán ròng mạnh cho tới khi nào.
Đà bán ròng sẽ chỉ chậm lại khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Khi lãi suất được cắt giảm, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có xu hướng đa dạng hóa việc tìm kiếm cơ hội tại các thị trường khác chưa tăng nhiều, đặc biệt là các thị trường đang có sự cải thiện về môi trường vĩ mô và lợi nhuận doanh nghiệp như Việt Nam.
An Mai (t/h)Cơ khí là ngành có những đặc thù riêng, đòi hỏi vốn đầu tư, nguồn nhân lực, kỹ thuật rất cao. Hiện công nghiệp cơ khí Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, cần thiết phải có sự “nâng đỡ” về chính sách của các bộ, ngành và Nhà nước trong việc tạo thị trường, liên kết và nâng cao công nghệ cho doanh nghiệp...