Khơi thông động lực phát tiển kinh tế với Dự án Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Đầu tư và Tiếp thị
09:25 PM 10/09/2020

Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây được khởi công vào cuối tháng 9 này được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải áp lực cho tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 1, đồng thời khơi thông động lực phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khơi thông động lực phát tiển kinh tế với Dự án Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây - Ảnh 1.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sau khi hoàn thành sẽ giúp thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển

Đây là Dự án thành phần của Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc- Nam phía Đông. Đây cũng là Dự án có vai trò đặc biệt trong việc kết nối giao thông cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Tp.HCM và Bình Thuận chỉ còn 2 tiếng đồng hồ. Dự án tạo động lực đáng kể giúp thành phố biển này thu hút lượng khách hàng khổng lồ tại Tp.HCM, lựa chọn BĐS nghỉ dưỡng tại thị trường nơi đây.

Đây là dự án trọng điểm cấp đặc biệt, có cấp độ ưu tiên cao hơn so với 2 dự án còn lại là đoạn Mai Sơn- quốc lộ 45 và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây có tổng chiều dài 99km, trong đó, đoạn đi qua tỉnh Đồng Nai dài 51,5km được chia làm 2 gói thầu. Chủ đầu tư sẽ yêu cầu các nhà thầu thực hiện thi công ngay sau khi khởi công. Trong các điều kiện đưa ra với các nhà thầu, Ban Quản lý dự án Thăng Long cũng yêu cầu các nhà thầu phải huy động tối đa nhân, vật lực để thi công dự án.

Vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc chuyển đổi phương thức đầu tư từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công đối với 3 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc- Nam phía Đông, trong đó có dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án thành phần này.

Theo chủ đầu tư, thời gian hoàn thành thi công dự án đường cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai là 24 tháng.  Do đó chủ đầu tư cũng đề nghị địa phương thực hiện bàn giao một lần toàn bộ mặt bằng sạch. Để đảm bảo tiến độ, các cơ quan chức năng và các địa phương cũng đang "chạy đua" để thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án.

Để thực hiện dự án, Đồng Nai sẽ phải thu hồi khoảng 412 ha đất trên địa bàn các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP.Long Khánh. Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 địa phương gồm huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và TP.Long Khánh đã cơ bản hoàn thành. Các cơ quan chức năng hiện cũng đang thực hiện công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư. Trên địa bàn H.Xuân Lộc, địa phương có diện tích đất thu hồi lớn nhất hiện nay cũng đã cơ bản hoàn thành.



Hạ Duyên
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.