Không chỉ cà phê, sọ dừa, vỏ hàu ... doanh nghiệp dệt may Việt vừa tiên phong tạo sợi vải từ cây rau mùi bạc hà, đã được thương hiệu OWEN, Polo đặt hàng
Trong đó, các dòng sợi thiên nhiên như vỏ hàu, cà phê, sợi tre, sợi bạc hà… đang chiếm 70% tổng sản lượng của Faslink. Đầu ra cuối cùng, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm sợi xanh và các tính năng của các loại sợi xanh tại OWEN, Belluni, IVY, Yody, Aristiono, Routine, Gumac, Yame (Cafe/Bạc Hà/Sen/Nano).
Cùng với nhận thức nâng cao từ người tiêu dùng, chuyển đổi xanh trong ngành dệt may đang trở thành hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi cung ứng ngành dệt may tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các thương hiệu thời trang ngày càng đa dạng lựa chọn, sử dụng các chất liệu xanh được sản xuất an toàn với môi trường. Công nghệ sợi phát triển mang đến các tính năng tốt hơn cho sức khỏe và tiện sử dụng hơn. Các nhà cung cấp nguyên liệu cho dệt may cũng dịch chuyển nhanh chóng theo xu hướng này.
Lần đầu tiên ngành dệt may đã chế tạo và đưa vào thực tiễn dòng sợi từ cây bạc hà
Không chỉ làm được sợi từ cà phê, hạt nhựa, vỏ hào… lần đầu tiên ngành dệt may đã chế tạo và đưa vào thực tiễn dòng sợi từ cây bạc hà (một trong những loại rau gia vị phổ biến tại Việt Nam). Theo chia sẻ từ Faslink (đơn vị hợp nhất từ CTCP May mặc Xuân Phương Nam và Công ty Vải sợi May mặc An Thuận Phát), sợi bạc hà là một trong những nghiên cứu mới nhất trong ngành thời trang trong vòng 2 năm qua.
Sợi bạc hà có nguồn gốc thảo mộc từ cellulose bạc hà và tinh chất bạc hà thấm sâu trong từng sợi vải tăng cường khả năng kháng khuẩn tư nhiên lên đến 99%. Đây cũng là dòng vải sợi kháng khuẩn an toàn cho sức khỏe và làn da nhạy cảm.
Hiện nay, Sợi bạc hà theo người trong cuộc còn khá mới, là loại sợi mới được thương mai hoá từ năm 2019. Sợi cũng đã được nhãn hàng OWEN giới thiệu ra thị trường Thu Đông 2021, sắp đến sẽ có phiên bản trên Polo và các ứng dụng khác.
Sợi bạc hà cũng như các dòng xanh khác đều có bản quyền. Phần lớn các sợi bio – có nguồn gốc sinh học đều cần quy trình, công nghệ sản xuất sợi và dệt công nghệ cao để đảm bảo duy trì được các tính năng từ sợi. Song song đó, chi phí các công nghệ sản xuất vải thành phẩm để bảo vệ môi trường (như dùng năng lượng tái tạo, tuần hoàn hoặc tiết kiệm nguồn nước, quản lý xử lý nước thải…
Sợi làm từ cây rau mùi bạc hà.
Loạt thương hiệu lớn OWEN, Belluni, IVY, Yody, Aristiono, Routine, Gumac, Yame… đã ứng dụng sợi thiên nhiên
Là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu xanh tiên phong đón đầu xu hướng từ năm 2008 đến nay, Faslink nhấn mạnh nguyên liệu xanh chính là nền tảng khởi đầu chuỗi vận hành của ngành thời trang xanh. Công ty cũng đã đầu tư nhiều xưởng sản xuất với tổng diện tích 10.000 m2, trang bị hơn 300 thiết bị hiện đại và bộ rập cải tiến, cũng như hợp tác R&D với nhiều trung tâm nghiên cứu sản xuất nguyên liệu công nghệ nổi tiếng trên thế giới.
"Hành trình tạo nên những sợi vải xanh từ bã cà phê, lá và thân sen, vỏ sò, than vỏ dừa, cellulose bạc hà… bắt nguồn từ xu hướng trong kinh doanh và cả mục đích phát huy giá trị của những nguyên liệu được xem là bình thường, ít giá trị trong tự nhiên. Những sợi vải xanh đã tạo nên những bước đi mới, thúc đẩy sự phát triển sáng tạo trong ngành công nghiệp dệt may và thời trang", Tổng Giám Đốc Faslink, Bà Trần Hoàng Phú Xuân chia sẻ.
Faslink hiện cung cấp giải pháp về nguyên liệu xanh cho thị trường dệt may, thiết kế và sản xuất ODM các trang phục cho nhiều đối tác. Trong đó, các dòng sợi thiên nhiên như vỏ hàu, cà phê, sợi tre, sợi bạc hà… đang chiếm 70% tổng sản lượng của Faslink. Đầu ra cuối cùng, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm sợi xanh và các tính năng của các loại sợi xanh tại OWEN, Belluni, IVY, Yody, Aristiono, Routine, Gumac, Yame (Cafe/Bạc Hà/Sen/Nano).
Theo ước tính, Công ty đang cung ứng nguyên liệu thành phẩm cho các thương hiệu nội địa 8 triệu mét năm 2021 với mức tăng trưởng bình quân 15 – 30%/năm. Đặc biệt, trong 3 năm trở lai đây nhu cầu tiêu dùng xanh được tìm kiếm nhiều hơn nên tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Bởi, những năm gần đây nhu cầu về tiêu dùng của sản phẩm thời trang bền vững (sustainable fashion) trong thị trường nội đia rõ nét hơn vì càng nhiều các yêu cầu cung ứng vật tư. Ngoài ra, cung ứng thời trang bền vững của các thương hiệu thời trang toàn cầu (global brands) rõ nét và các cam kết mạnh mẽ trong chiến lược dài hơi trên diện rộng. Thời trang bền vững cùng được thúc đẩy bởi người tiêu dùng và trong luật ở các nước, một số nước châu Âu.
"Sợi từ thiên nhiên là một phần nhỏ của chuỗi cung ứng thời trang bền vững, nguyên liệu thô thiên nhiên để có thể trở thành nguồn cung chất lượng và có tính ứng dụng cao phải cần có công nghệ và liên kết chuỗi thật vững mạnh. Việt Nam là nơi có nguồn nguyên liệu thô dồi dào và mong rằng sắp đến sẽ sở hữu những sợi tự nhiên có giá trị cao", đại diện cho biết thêm.
Việt Nam là nơi có nguồn nguyên liệu thô dồi dào và mong rằng sắp đến sẽ sở hữu những sợi tự nhiên có giá trị cao.
Nghiên cứu - phát triển còn vất vả và chưa được đầu tư nhiều: Đây cũng là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hoà mình vào xu hướng xanh của thế giới, ngành dệt may đã phải sớm chuyển đổi xanh hoá. Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Phó Tổng Thư ký, Trưởng VPĐD Vitax tại Tp.HCM: "Khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Việt Nam đã có những cam kết về lao động, về nguồn gốc nguyên liệu mình làm ra. Ví dụ, loại bông được dùng để tạo nên sở vải cũng cần phải đảm bảo an toàn khi từ khâu nguyên liệu, và đối với người trồng cây bông (người lao động) cũng cần được tôn trọng và bảo vệ những lợi ích lao động. Đi theo xu hướng cam kết đó, chúng ta phải thực hiện phat triển sản xuất bền vững".
Kể lại câu chuyện của 3 năm trước của ngành dệt may Việt Nam, bà cho biết khi chương trình bảo tồn thiên nhiên thế giới đang được tổ chức, phong trào "xanh hoá" ngành dệt may Việt Nam cũng đã được phát động với mong muốn xây dựng thương hiệu dệt may Việt Nam bền vững. Khi đó, các nước trong hiệp định FTI đã có điều kiện nghiên cứu tốt hơn Việt Nam, như ở Đài Loan họ đã sản xuất ra những sản phẩm xanh hoá rất sớm (những sản phẩm như vải từ cà phê, vỏ dừa… tương tự các như sản phẩm mà Faslink đang thực hiện).
Dù sớm nhận thức, thực tế tại Việt Nam ngành nghiên cứu - phát triển này còn vất vả và chưa được đầu tư nhiều. Đây cũng là khâu yếu của ngành dệt may Việt Nam vì hiện tại Việt Nam còn phải nhập hàng khá nhiều từ các nước ngoài, tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thì chưa thực sự am hiểu về sản phẩm.
Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng đã có nhiều sự thay đổi, nhờ vào hành động của các anh chị đi trước, doanh nghiệp và các bạn sinh viên. Ghi nhận, tại trường Đại học Bách khoa Tp.HCM, nhóm các bạn sinh viên ngành nghiên cứu thời trang đã và đang nghiên cứu phát triển các loại vải, sợi, từ thiên nhiên. Những sự nghiên cứu này đã gặt hái được nhiều thành công, các bạn sinh viên đã phát hiện ra phương pháp tái sử dụng vỏ dừa để làm ra sợi vải… dù chưa thực sự được thương mại hoá để áp dụng vào sản xuất.
Sản phẩm may mặc Việt từ sợi tự nhiên.
Về phía doanh nghiệp, là đơn vị thâm niên với hơn 46 năm hoạt động trong ngành, Dệt may Thành Công cũng đã lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển 6-7 năm qua do 1 tiến sĩ người Hàn Quốc đứng đầu. Nhờ vào sự đầu tư về con người và máy móc thiết bị, Thành Công xây dựng mô hình dệt may thu nhỏ, như nhập bông – sản xuất sợi – làm ra vải – xuất khẩu…
"Đã có 1 thời gian, các đơn hàng của Thành Công cung cấp cho các nhãn hàng lớn như Adidas và NorthFace sử dụng các sợi phẩm sợi tái chế, vỏ chai, cùi mía, bắp,… được ủng hộ. Điều này giúp Thành Công nhìn nhận được việc tái chế các sản phẩm để sản xuất đang dần trở thành xu hướng mới cho thời trang tương lai", đại diện nói.
Bên cạnh đó, câu chuyện bối cảnh dịch bệnh Covid-19, khi các đơn hàng thời trang bị huỷ, dẫn đến sự đứt gãy sản xuất cũng như tồn đọng nguyên liệu, nhưng nhu cầu về sản xuất khẩu trang tăng cao, nhờ vào phòng ban R&D phát triển, việc phản ứng nhanh và kịp thời với nhu cầu mới cũng giúp Thành Công nhận thấy được tầm quan trọng của việc tập trung hơn nhiều vào đầu tư phát triển sản phẩm, phòng ban R&D.
Nhìn chung, trong ngành thời trang và dệt may, máy móc và sản xuất không còn là yếu tố duy nhất cần được đầu tư phát triển mà bên cạnh đó, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Tri TúcCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.