Không chỉ tạo ra nhiều tỷ phú và triệu phú, Bitcoin còn là 'vị cứu tinh' cho tầng lớp trung lưu châu Âu

Đầu tư và Tiếp thị
06:11 PM 22/01/2021

Các cơ quan quản lý hiện vẫn lo ngại về việc Bitcoin là một công cụ được tội phạm sử dụng. Tuy nhiên, đối với nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu, đồng tiền số này lại là vị cứu tinh của họ.

Các chính trị gia như Chủ tịch ECB – Christine Lagarde từng chỉ trích tiền điện tử tạo "lỗ hổng" cho những loại hình kinh doanh bất hợp pháp. Tuy nhiên, những người như Saeed – một người Iran nhập cư đến Pháp, coi đồng tiền số này là một điều cần thiết vì họ gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống tài chính chính thống.

Saeed là một kỹ sư phần mềm, nhưng mức lương của anh gần như không đạt mức 300 euro do lạm phát. Năm 2017, anh bắt đầu làm việc tự do, khách hàng quốc tế sẽ trả thù lao cho anh bằng Bitcoin. Đến tháng 9/2020, Saeed đã tiết kiệm đủ số Bitcoin để theo học khóa học sau đại học tại Pháp. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến quá trình nhập cư của anh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Saeed chia sẻ: "Tôi đã vượt qua tất cả những khó khăn kỳ lạ đó và tham gia khóa học tại Pháp vào tháng 9 năm ngoái, chỉ với 1.000 euro trong túi. HSBC, Banque Nationale de Paris, La Banque Postale đều từ chối yêu cầu mở tài khoản của tôi. Cuối cùng, tôi cũng tìm được địa điểm khác sau 1 tháng."

Để làm được những thủ tục này, Saeed đã sử dụng Bitcoin. Anh chính xác là một trong những người hưởng lợi từ "kẽ hở" trong hệ thống ngân hàng truyền thống.

Saeed cho rằng, bà Lagarde là đại diện cho lợi ích của các ngân hàng lớn và chính phủ, chứ không phải công dân bình thường. Anh cho biết, việc thắt chặt quy định sẽ khiến quá trình truy cập vào hệ thống tài chính mất thời gian và tốn kém hơn, bởi anh phải trả tiền cho bạn bè và đồng nghiệp để thay mặt mình giao dịch.

Tuy nhiên, không chỉ có những người nhập cư từ Iran sống dựa vào Bitcoin trong thời gian đại dịch hoành hành. Tại Anh, Paul – một người nước ngoài bị mắc kẹt ở London khi chuyến bay trở về châu Á của anh bị hủy bỏ. Do lệnh hạn chế di chuyển, Paul gặp nhiều thách thức khi nỗ lực trở về nhà và đối mặt với nhiều khó khăn với hệ thống quản lý.

Paul chia sẻ: "Tôi đã ngừng việc kinh doanh ở nhà ngay trước khi đại dịch diễn ra. Cha tôi đã qua đời và công việc tại công ty có nhiều khó khăn. Tôi đã phải ở khách sạn và Airbnb trong nhiều tuần và không có địa chỉ cư trú. Nếu không có Bitcoin, tôi sẽ không có tiền mặt. Tôi chỉ có thể rút tiền từ ATM trong 1 số tháng nhất định."

May mắn rằng, Paul đã sở hữu một số Bitcoin từ đầu năm ngoái. Không như Saeed, anh không cảm thấy thoải mái với vấn đề kỹ thuật nhưng lại học cách thích nghi nhanh chóng. Anh sử dụng Bitcoin để mua thẻ quà tặng cho hàng tạp hóa, thẻ điện thoại, phòng khách sạn và Uber.

Paul cho hay: "Tôi nghĩ nhìn chung đó là một ý tưởng tồi tệ. Nhưng ít nhất là trong bối cảnh Brexit, thì thật may mắn là tôi không phải tuân thủ mọi quy định từ ECB." Hiện tại, Paul đã trải qua 1 năm không thể truy cập vào hầu hết tài khoản dịch vụ tài chính. Anh đã phải sử dụng ví điện tử, chỉ yêu cầu dùng hộ chiếu để xác minh danh tính, thay vì địa chỉ cư trú.

Trong khi đó, giá Bitcoin đã tăng mạnh trong 6 tháng qua. Diễn biến này đã giúp cả Saeed và Paul có thêm tiền để tìm hiểu về những dự định cho tương lai.  Có nhiều ý kiến cho rằng mua Bitcoin có thể được coi là một hình thức "đánh bạc". Dẫu vậy, nhiều nhà đầu cơ đã tích lũy được số tiền đủ để đổi đời trong năm vừa qua, thường là bằng cách thử nghiệm với phần mềm rủi ro. Đối với những người Paul hay Saeed, Bitcoin giúp họ vượt qua thời gian khó khăn do đại dịch.

Hess – một sinh viên đang làm công việc dọn phòng, cũng có trải nghiệm tương tự. Giai đoạn cách ly đã khiến mối quan hệ 6 năm của anh đổ vỡ và Hess buộc phải dọn ra ngoài. Anh đã dùng tiền tiết kiệm để mua Bitcoin vào mùa xuân năm 2020, và tháng 12 đã có đủ điều kiện để thuê một căn hộ mới. Dù nhận thức được rằng Bitcoin không phải là khoản đầu tư rất rủi ro, nhưng đồng tiền số này đã trở thành vị cứu tinh cho Hess.

Trong năm qua, những khoản tiền quyên góp bằng Bitcoin đã trở nên phổ biến với một số cộng đồng người Mỹ, ví dụ như một số nhóm cực đoan liên quan đến tình trạng bạo loạn tại Điện Capitol. Tuy nhiên, cho đến nay, công ty phân tích Chainalysis ước tính số tiền quyên góp như vậy có thể lên tới khoảng 522.000 USD.

Trong khi đó, Paul cho biết: "Nếu tôi tính đến rủi ro khi không thể tiếp cận với nguồn vốn của mình, sự biến động giá không còn thực sự quan trọng. Miễn là Bitcoin không rơi vè 0, đồng tiền này vẫn mang lại lợi ích cho tôi hơn nhiều sự lựa chọn khác."

Tham khảo Tech Crunch 

Lục Lam
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.