Không có cơ sở khẳng định thị trường thức ăn chăn nuôi bị "thao túng"

Thị trường
03:14 PM 09/07/2021

Hiện tại, khoảng 60% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) của Việt Nam đang phụ thuộc vào nhập khẩu, do đó, xuất hiện thông tin các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang điều khiển giá, "thao túng" thị trường.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tổng số 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay, khối nội có 176 doanh nghiệp với 176 cơ sở chế biến, chiếm 35% thị phần; có 89 nhà máy thuộc DN FDI, song sản phẩm của họ chiếm tới 65% thị phần. Về công suất thiết kế nhóm doanh nghiệp FDI chiếm 50,5%, doanh nghiệp nội chiếm 49,5%.

Không có cơ sở khẳng định thị trường thức ăn chăn nuôi bị "thao túng" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tiền Phong

Công suất thiết kế lại khác với sản lượng nhà máy sản xuất ra, theo số liệu năm 2020 Việt Nam sản xuất được 20,2 triệu tấn TACN công nghiệp (làm tròn số), trong đó, doanh nghiệp FDI chiếm 59,8% và doanh nghiệp trong nước chiếm 40,2%.

Trước đây các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60,4% thị phần nhưng thời gian gầy đây các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư về công nghệ, cải tiến kỹ thuật và năng suất đã nâng thị phần lên được 40,2%.

Việc các DN FDI chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, dẫn tới khó điều chỉnh, kiểm soát giá, thậm chí xuất hiện thông tin các DN này thao túng giá là điều có thể xảy ra.

Đối với vấn đề thao túng giá thì hiện nay các cơ quan quản lý nhà nước dựa theo các văn bản quy phạm pháp luật, và ở Việt Nam hiện chỉ có luật kiểm soát chống độc quyền. Luật chống độc quyền của Việt Nam quy định những doanh nghiệp cho là độc quyền khi chiếm tới 30% thị phần của một ngành sản xuất nào đó, còn đối với TACN thì xin khẳng định là chưa có 1 doanh nghiệp nào đạt được ngưỡng theo quy định của luật pháp như vậy.

Trao đổi với Nhịp sống doanh nghiệp, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: "Còn liệu có hay không việc nhóm doanh nghiệp này có tổ chức liên kết chẳng hạn, việc này chúng tôi không bình luận vì không có bằng chứng, không có cơ sở nào để phát biểu về vấn đề này. Đối với cơ quan quản lý nhà nước đến bây giờ chúng tôi chưa có thông tin gì về vấn đề này. Xét trên con số thì thấy đúng là bây giờ tỷ trọng sản xuất TACN của doanh nghiệp FDI chiếm hơn tới 59,8% trong khi chỉ có 89 doanh nghiệp thôi".

Trước tình hình trên, vừa qua Bộ NN&PTNT đã mời các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn trao đổi một số giải pháp tháo gỡ khó khăn. Bộ đang đề xuất Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu như ngô, đậu tương, lúa mì… cũng như đề nghị các DN tối đa hóa nguồn nguyên liệu trong nước có thể thay thế nhập khẩu, giảm các chi phí sản xuất để giảm giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm.

Chúng ta có hệ thống các sản phẩm và phụ phẩm từ ngành thủy sản rất lớn, đây cũng là nguồn nguyên liệu tiềm năng, tuy nhiên đòi hỏi phải có đầu tư khoa học công nghệ cao để có thể phát triển được. Điều quan trọng nhất của TACN là làm sao chủ động sử dụng được nguồn phụ phẩm rất lớn ở trong nước.

Không có cơ sở khẳng định thị trường thức ăn chăn nuôi bị "thao túng" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ngoài ra, thực tế cho thấy việc giảm thuế GTGT mang lại lợi ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài khi lợi nhuận của họ hầu như không ảnh hưởng, thậm chí còn tăng lên, trong khi nguồn thu của ngân sách Nhà nước lại giảm. Do đó, cần có quy định giới hạn mức lợi nhuận cho các mặt hàng này, như trường hợp Thái Lan quy định lợi nhuận đối với mặt hàng này không quá 5%.

Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đã đề nghị Chính phủ đưa một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào danh sách các mặt hàng cần bình ổn giá. Nếu có sự kiểm soát hợp lệ về giá nhập khẩu được điều tiết bằng các sắc thuế phù hợp cam kết WTO, thì thị trường thức ăn chăn nuôi có thể ổn định hơn.

Bên cạnh đó, cũng cần giám sát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của những công ty này, đồng thời phải cụ thể hóa quy định kinh doanh đối với doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi.

Hoài Thương (T/h)
Ý kiến của bạn
CPI tháng 11/2024 sẽ tăng khoảng 0,15% CPI tháng 11/2024 sẽ tăng khoảng 0,15%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 - 0,15% so với tháng trước.