Không có loại thực phẩm chức năng nào có tác dụng chữa, điều trị bệnh, nhất là điều trị COVID-19
Đó là khẳng định của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trong Công văn số 1608/ATTP-PCTTR ngày 24/8/2021 đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh thực hiện một số nhiệm vụ nhằm tăng cường kiểm soát việc tự công bố, ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị COVID-19.
Không phải cho đến nay cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm này mới lên tiếng cảnh báo như vậy, mà ngay từ đợt dịch đầu tiên cho đến đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4, Cục An toàn thực phẩm đã liên tục khẳng định trước công luận như vậy.
Thực tế, Cục đã xử lý nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm về quảng cáo sai quy định. Song, vừa qua, một số cơ quan báo chí đã phản ánh: Hiện nay nhu cầu, tâm lý phòng chống dịch bệnh của người dân tăng cao, do đó một số tổ chức, cá nhân lợi dụng bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã có hành vi tự công bố sản phẩm, ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm có tác dụng kháng virus, kháng COVID19, kháng viêm, phòng chống được COVID-19…
Để tiếp tục chấn chỉnh các hành vi vi phạm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng COVID-19 để trục lợi, tránh thiệt hại về sức khỏe và kinh tế của người dân, góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 1608/ATTP-PCTTR ngày 24/8/2021 đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và Ban Quản lý An toàn thực phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh thực hiện một số việc sau:
Rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần Xuyên Tâm Liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa được bệnh do COVID-19 (bao gồm cả các sản phẩm có tác dụng kháng virus, kháng COVID19, kháng viêm phòng chống được COVID-19); yêu cầu thu hồi bản tự công bố sản phẩm, thu hồi sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; công bố công khai cơ sở và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.
Phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan tại địa phương (Công an, Quản lý thị trường, Thông tin và Truyền thông…) để tăng cường các hoạt động kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh, ghi nhãn và quảng cáo các sản phẩm nêu trên; kịp thời ngăn chặn sản phẩm vi phạm lưu hành trên thị trường, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm và công bố công khai để người dân biết.
PVTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.