Không vắc-xin, không dịch vụ: Việc tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch trong tương lai như thế nào?

Tiêu dùng và Tiếp thị
03:02 PM 23/01/2021

Mặc dù mức độ quan tâm đến việc chủng ngừa Covid-19 có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng tất cả đều có chung mong muốn hoạt động du lịch sớm được nối lại.

Một nghiên cứu do Hilton công bố vào tháng 10 năm ngoái chỉ ra rằng 95% người Mỹ nhớ các chuyến du lịch. Nhưng nếu họ không thể hoặc không muốn tiêm vắc-xin Covid, họ sẽ không còn được trải nghiệm việc du lịch thông thường như đi máy bay, du ngoạn và đi dự hội nghị kinh doanh nữa.

Dưới đây là cách lựa chọn tiêm phòng (hay không) sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch trong tương lai như thế nào.

Du lịch nước ngoài

Bà Sharona Hoffman, đồng giám đốc Trung tâm Luật-Y tại Trường Luật Đại học Case Western Reserve, cho biết: "Rất có thể một số nơi cung cấp tiêm phòng miễn phí khi chưa một quốc gia nào công bố những tiêu chuẩn bắt buộc".

"Tôi đoán rằng New Zealand có thể là một quốc gia yêu cầu bằng chứng về việc đã tiêm phòng cho mục đích du lịch", bà chia sẻ, trích dẫn lệnh cấm du lịch hà khắc và tỷ lệ nhiễm Covid-19 thấp của đất nước này.

Hoffman cho biết các quốc gia sẽ phải cân bằng giữa thu nhập mà khách du lịch đem lại với rủi ro vốn có từ virus mà du khách mang theo.

Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng trước bởi công ty nghiên cứu thị trường Ipsos với Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy 69% người Mỹ sẵn sàng tiêm chủng ngừa Covid-19, tăng 5% so với tháng 10. Người dân ở các quốc gia khác có vẻ đón nhận loại vắc-xin này hơn, bao gồm Trung Quốc (80%), Mexico (77%), Anh (77%) và Úc (75%). Người dân Nga (43%) và Pháp (40%) có tỷ lệ dự định sẽ tiêm chủng thấp nhất trong cuộc khảo sát.

Mong muốn khởi động lại du lịch càng sớm càng tốt, các tổ chức du lịch toàn cầu đang thúc đẩy thử nghiệm vắc-xin Covid-19. Ước tính việc triển khai tiêm chủng toàn cầu sẽ mất ít nhất 12 đến 24 tháng, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế vào tháng trước đã tuyên bố rằng chờ vắc-xin để mở cửa trở lại biên giới "không phải là một sự lựa chọn tốt".

Trong một video của Reuters vào tuần trước, Giám đốc điều hành Gloria Guevara của Hội đồng Thương mại & Du lịch Thế giới (WTTC) đã gây chú ý khi nói rằng các quy định về tiêm chủng sẽ tạo ra phân biệt đối xử với khách du lịch.

"Yêu cầu tiêm chủng chung sẽ gây ra sự "phân biệt đối xử với các nhóm không dễ bị tổn thương", chẳng hạn như Thế hệ X, Z và vị thành niên, những người sẽ cần phải có bằng chứng về xét nghiệm âm tính khi đi du lịch", cô nói trong một tuyên bố được công bố hôm thứ Ba trên trang web của WTTC.

Lawrence Wong, Bộ trưởng phát triển quốc gia của Singapore và đồng chủ tịch của lực lượng đặc nhiệm Covid-19 của đất nước, cho biết tuần trước rằng những khách du lịch đã tiêm phòng có thể rút ngắn hoặc loại bỏ hoàn toàn thời gian cách ly "tại nhà".

Trong một cuộc phỏng vấn với Channel News Asia, ông cho biết những người chọn không tiêm chủng "phải sống với các cuộc kiểm tra hoặc kiểm dịch thường xuyên hơn, và tất cả những yêu cầu bổ sung khác".

Đi các chuyến bay quốc tế

Giám đốc điều hành Qantas, Alan Joyce, đã khơi mào một cuộc tranh luận mang tính quốc tế khi ông gọi tiêm chủng là "điều cần thiết" đối với các du khách quốc tế của hãng vào tháng 11 năm ngoái, trong một cuộc phỏng vấn với Nine News của Úc.

Vào ngày 3 tháng 12, Giám đốc điều hành của Delta Air Lines, Ed Bastian, chia sẻ với Today rằng ông nghĩ việc tiêm phòng khi đi du lịch quốc tế cuối cùng sẽ trở thành một "yêu cầu". "Tôi nghi ngờ rằng các hãng hàng không Mỹ sẽ không yêu cầu tiêm chủng trên diện rộng.

Mặc dù chưa có hãng hàng không lớn nào công bố yêu cầu nhưng nhiều hãng hàng không đang chờ hướng dẫn của chính phủ. Đại diện của Korean Air nói với CNBC’s Global Traveller rằng đây "không phải là chính sách mà chúng tôi có thể quyết định một cách độc lập... chúng tôi sẽ tuân theo các chính sách của chính phủ".

Người phát ngôn của Singapore Airlines cho biết hãng hàng không sẽ tuân theo hướng dẫn từ chính quyền thành phố và các cơ quan quản lý của bang. Qatar Airways từ chối bình luận.

Vào tháng 12, Giám đốc điều hành của Tập đoàn AirAsia, ông Tony Fernandes, nhắc lại ý kiến ​​rằng chính phủ, chứ không phải các hãng hàng không, sẽ đưa ra quyết định, đồng thời dự đoán rằng các quốc gia châu Á "sẽ không để bất kỳ ai vượt qua biên giới mà không được tiêm phòng".

Dean Headley, đồng tác giả của Xếp hạng Chất lượng Hàng không và là giáo sư danh dự tại Đại học Bang Wichita, không tin rằng người Mỹ cấm hoàn toàn việc nhập cảnh khi chưa được tiêm phòng

"Tôi nghi ngờ rằng các hãng hàng không Mỹ sẽ không yêu cầu tiêm chủng trên toàn diện," ông nói. "Nhưng họ có thể biến việc đã tiêm chủng trở thành một lợi thế".

Ông cho biết: "Việc yêu cầu tiêm vắc-xin, ban đầu sẽ làm giảm nhu cầu bay, nhưng cuối cùng có thể mang hành khách trở lại nhanh hơn khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi".

Ở trong khách sạn

Giáo sư David Sherwyn thuộc Trường Quản trị Khách sạn của Cornell cho biết, ít có khả năng các khách sạn sẽ yêu cầu khách tiêm phòng.

"Với việc vắc-xin đang được triển khai từ từ, việc yêu cầu cung cấp cho khách đơn giản là không hề thực tế", Sherwyn nói.

Sherwyn không hình dung ra bất kỳ thương hiệu khách sạn lớn nào sẽ áp dụng lập trường này, nhưng "đó có thể là một chiêu trò bán hàng" cho những khách sạn đang tìm cách thâm nhập vào thị trường "An toàn trước Covid".

Đi du thuyền hoặc du lịch theo đoàn

Sherwyn cho biết, các chuyến du lịch "rất có thể" yêu cầu hành khách phải tiêm phòng.

Tuy nhiên, thách thức đối với tàu du lịch sẽ là các chuyến du ngoạn trên bờ, James Ferrara, chủ tịch công ty du lịch InteleTravel cho biết. Ông tin rằng các đoàn thuyền sẽ hợp tác với ít công ty du lịch hơn và chuyển sang "trải nghiệm bị hạn chế " để giữ an toàn cho hành khách.

Mặt khác, các công ty du lịch không chỉ ra kế hoạch yêu cầu tiêm phòng, Ferrara nói. Các nhóm du lịch quá linh hoạt, di chuyển tự do giữa các điểm lưu trú, mua sắm và du lịch, để biến tiêm phòng cho tất cả trở thành một giải pháp khả thi, ông nói.

"Tiêm phòng là chìa khóa để nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào du lịch. Nhưng khoa học không ủng hộ việc biến nó thành "viên đạn bạc" như một yêu cầu hoặc giao thức cho tất cả các loại hình du lịch", Ferrara nói.

Mỹ Linh
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.