Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai: Quyết tâm giữ và phát triển rừng
Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Với mục tiêu khôi phục sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam Bộ, Khu bảo tồn đã nỗ lực trong công tác khôi phục, bảo vệ thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, tạo ra khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn.
Công tác bảo vệ rừng được thực hiện sát sao
Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hóa của Việt Nam - một trong ba vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Đồng Nai với tổng diện tích tự nhiên trên 100 ngàn ha, nằm trên địa bàn Huyện Vĩnh Cửu.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn, nhưng năm 2021 vừa qua, Lực lượng Kiểm lâm Khu Bảo tồn thường xuyên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng trên diện tích được giao quản lý, đồng thời tổ chức 04 đợt truy quét nội bộ và phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện 02 đợt truy quét liên ngành. Triển khai thực hiện kế hoạch quản lý các loài lâm sản ngoài gỗ trong mùa cao điểm trên địa bàn Khu Bảo tồn. Xác định khu vực tập trung các loài lâm sản ngoài gỗ. Thành lập 05 chốt gác, trực gác 24/24 giờ nhằm tuyên truyền, vận động, ngăn chặn tình trạng người dân vào rừng lấy măng tre, lô ô, mum và các loại lâm sản khác.... Đồng thời phối hợp với chính quyền và các Hạt Kiểm lâm giáp ranh tổ chức truy quét tại các khu vực trọng điểm, điểm nóng.
Cùng với đó, hoạt động của tổ cộng tác viên lâm nghiệp với số lượng 70 người đã phát huy hiệu quả cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Kết quả thực hiện các nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2021, Khu Bảo tồn đã tháo gỡ và phá bỏ tại rừng 3.430 sợi bẫy và bẫy các loại; 1.675 m bẫy vòng; 172 bẫy lồng sóc; 223 bẫy kẹp; 01 cái bẫy hom; 41 m bẫy thỏ; 619 m lưới; 21 đú nước; 5 đú khô; 2 chòi tạm; yêu cầu 1.634 lượt người vào rừng trái phép ra khỏi rừng.
Không lơ là, chủ quan, nỗ lực phòng cháy chữa cháy rừng
Để phòng chống "giặc lửa" xâm chiếm những mảng rừng xanh quý giá đang được bảo tồn, gìn giữ, ngay từ đầu mùa khô năm 2020-2021, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã huy động toàn bộ lực lượng luân phiên canh trực, nỗ lực cả ngày lẫn đêm để phát huy hiệu quả cao nhất công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Mùa khô năm 2020-2021, khu bảo tồn đã phát dọn đường băng cản lửa với 508,36 ha.
Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, người dân trong công tác tuyên truyền, tuần tra phòng chống cháy, bảo vệ rừng. Chính sự phối hợp thường xuyên, nhịp nhàng của trạm kiểm lâm và chính quyền, người dân mà trên địa bàn chưa xảy ra vụ cháy nào đe dọa đến rừng xanh.
Theo đó, Khu Bảo tồn đã phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức được 20/20 hội nghị với 1.853 lượt người tham dự ở 20 ấp dân cư; phát thanh tuyên truyền trên đài phát thanh của các xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm với 45/45 lượt phát thanh; Cấp phát 25 băng rôn tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng; in ấn 1.500 tờ rơi tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, luật phòng cháy và chữa cháy,…và các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Khu bảo tồn còn tổ chức ký cam kết thỏa thuận với các hộ dân trên địa bàn thực hiện quy ước bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, an ninh trật tự được 618 hộ ký cam kết, trong đó có 76 hộ có phương tiện, thiết bị phục vụ chữa cháy khi cần thiết và 542 hộ cam kết thực hiện quy ước bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, an ninh trật tự trong cộng đồng dân cư thôn - ấp trên địa bàn.
Gửi các nội dung và chuyên đề về công tác phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đến 11 Câu lạc bộ Xanh tại 4 xã Phú Lý, Mã Đà, Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu, xã Phú Cường, Phú Ngọc, Thanh Sơn huyện Định Quán để các Câu lạc bộ làm nội dung sinh hoạt và tuyên truyền dến người dân tuyệt đối thực hiện các yêu cầu về phòng chống cháy rừng vào mùa khô.
Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm Khu Bảo tồn thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn khách du lịch, sử dụng lửa tại hai khu di tích đúng quy định và vận động nhân dân tích cực tham gia phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt chú trọng khu vực dân cư sống trong và ven rừng; tăng cường công tác kiểm tra đối với diện tích sau khai thác rừng trồng và sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn, cho các hộ làm cam kết và cử người mang theo dụng cụ trực giám sát, hướng dẫn người dân xử lý thực bì theo đúng quy định, không để cháy lan vào rừng.
Dù còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý rừng, nhưng tập thể, cá nhân trong Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai vẫn luôn nỗ lực bảo vệ cho màu xanh của rừng. Khu bảo tồn sẽ phối hợp với chính quyền địa phương Tuyên truyền, giáo dục cho người dân địa phương.
Tập huấn, nâng cao năng lực của lực lượng Kiểm lâm, đảm bảo đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại các địa phương. Có chính sách khen thưởng và động viên kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác bảo vệ rừng. Nhưng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế xã hội, sử dụng rừng và hưởng lợi từ rừng một cách bền vững và có hiệu quả lâu dài, có như vậy mới hạn chế và ngăn chặn được tình trạng phá rừng trái phép, xâm hại tài nguyên rừng hiện nay.
Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, nắm chắc tình hình dân cư, phân loại đối tượng và tìm biện pháp xử lý cụ thể, kiên quyết đối với các đối tượng thường xuyên vào rừng săn bắn, đặt bẫy thú rừng, khai thác rừng và làm mất trật tự an ninh trên địa bàn. Cùng với đó là xử lý kịp thời và nghiêm minh các vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kiên quyết đưa ra truy tố những đối tượng cầm đầu, chống người thi hành công vụ; đồng thời kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những đơn vị để rừng bị mất, phá, bị cháy.
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.