Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ

Địa phương
05:05 PM 04/10/2024

Di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước, cơ quan đầu não của phong trào cách mạng Cà Mau (1960-1975), ghi dấu chặng đường kháng chiến. Được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2007, hiện là điểm tham quan, về nguồn đặc sắc trong hành trình du lịch Cà Mau.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 1.

Cà Mau hiện có hơn 40 di tích lịch sử, trong đó có tới 12 di tích được công nhận cấp quốc gia như di tích lịch sử quốc gia Nhà Dây Thép, đánh dấu một trang sử dũng cảm trong việc bảo vệ đất nước. Trong số đó, Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước, ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là một trong những điểm nhấn quan trọng, là biểu tượng cho sự kiên cường và sức mạnh của dân tộc.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 2.

Xẻo Đước là Căn cứ của Tỉnh ủy Cà Mau từ năm 1960-1975, địa điểm đánh dấu một chặng đường kháng chiến chống Mỹ của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau. Đầu năm 1960, cơ quan của Tỉnh ủy Cà Mau được tổ chức lại, xây dựng căn cứ trong lòng dân để thuận lợi cho hoạt động cách mạng. Tỉnh ủy quyết định chọn Xẻo Đước làm trung tâm căn cứ, có các điều kiện rất thuận lợi: đường bộ hiểm trở, cách xa thị xã, mực nước dưới Đầm Thị Tường cạn, xung quanh có rừng chồi, vườn cây rậm rạp, dừa nước mọc ven sông... đặc biệt là đồng bào ở đây một lòng theo Đảng, hết lòng ủng hộ cách mạng.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 3.

Năm 1960, sau cao trào Đồng khởi trên toàn miền Nam, địch tiến hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Tại Cà Mau, địch bắt đầu các cuộc càn quét, xây dựng ấp chiến lược, bình định nông thôn, đánh phá ác liệt các vùng giải phóng. Trước tình hình đó, ngày 6/1/1960, Tỉnh ủy mở Hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết XV của Trung ương, nhằm phát huy, thắt chặt sức mạnh đoàn kết giữa Đảng và đông đảo quần chúng, đẩy mạnh phong trào tiến công và nổi dậy của quần chúng nhân dân.

Sau Hội nghị, Tỉnh ủy chỉ đạo khẩn trương xây dựng lực lượng để đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Theo đó, yêu cầu đặt ra là củng cố, xây dựng khu căn cứ của Tỉnh ủy - cơ quan đầu não chỉ đạo phong trào hoạt động cách mạng trong toàn tỉnh. Với lợi thế về vị trí và những điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động bí mật, Xẻo Đước được chọn làm khu căn cứ Tỉnh ủy Cà Mau.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 4.

Dưới sự đùm bọc, che chở của đồng bào vùng Xẻo Đước, suốt một chặng đường dài hơn 15 năm, các cơ quan của Đảng bộ tỉnh Cà Mau được bảo vệ an toàn tuyệt đối. Từ đây những chủ trương, chính sách, nghị quyết quan trọng được soạn thảo và ban hành... góp phần lãnh đạo phong trào cách mạng của tỉnh nhà vượt qua những giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 5.

Du khách tham quan Nhà ăn bên trong khu căn cứ của Tỉnh ủy nơi phụ trách việc bếp núc, ăn uống hàng ngày cho các đồng chí cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm việc tại căn cứ. Không gian nhà ăn được phục dựng theo mẫu nhà nông thôn Cà Mau xưa với bếp cà ràng, chiếc gáo dừa múc nước, chiếc cối xay bột, chiếc đèn dầu đặt trên nóc tủ chén, xoong, nồi, thau, chén, dĩa… Bên trong nhà ăn có mô hình người đang nấu bếp, khắc họa hình ảnh chịu thương chịu khó của người phụ nữ Cà Mau ngày trước.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 6.

Khách tham quan gian nhà họp Ban Thường vụ, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, không gian bên trong ngôi nhà tái hiện không khí cuộc họp, trên bàn họp được bố trí các hiện vật sinh hoạt cùng thời như: bình tích, ly uống trà, lon đựng trà, các loại sách báo, tài liệu… Đây là quan cảnh thường thấy tại Nhà họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giai đoạn 1960-1975.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 7.

Khách tham quan gian nhà họp Ban Thường vụ, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, không gian bên trong ngôi nhà tái hiện không khí cuộc họp, trên bàn họp được bố trí các hiện vật sinh hoạt cùng thời như: bình tích, ly uống trà, lon đựng trà, các loại sách báo, tài liệu… Đây là quan cảnh thường thấy tại Nhà họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giai đoạn 1960-1975.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 8.

Ngôi nhà Bí thư được phục dựng khá giống với các nhà dân ở cùng thời, bên trong có mô hình người đang xem tài liệu tại bàn làm việc kê cạnh cửa sổ, trên bàn làm việc bố trí các hiện vật cùng thời như: đèn dầu, bình thủy, ấm trà, lon đựng trà… Tái hiện lại không gian sinh hoạt và làm việc giản dị của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại căn cứ.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 9.

Nhà Văn thư - Đánh máy có không gian trưng bày tái hiện qua lời kể của chính nhân vật từng trực tiếp sống và làm việc tại ngôi nhà này (đồng chí Phạm Thạnh Trị) nên đảm bảo tính chân thực và sinh động. Ngôi nhà được dựng lên bằng cây lá địa phương trên nền đất, với các đồ dùng sinh hoạt đơn sơ, thể hiện nếp sống giản dị, tự túc trong cách sinh hoạt, làm việc của cán bộ ta thời đó.

Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước: Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ- Ảnh 10.

Ngôi nhà Mã thám nơi làm việc của các chiến sĩ làm công tác tình báo, với nhiều mô hình người đang sử dụng máy móc, thiết bị liên lạc để tiếp nhận, giải mã các thông tin, thám thính tình hình hoạt động của địch. Mã thám là một bộ phận không thể thiếu của Tỉnh ủy, là đơn vị gián tiếp lập nên nhiều chiến công hiển hách, tiêu biểu nhất là trận đánh hạ 4 máy bay địch đổ quân trên Đất Cháy năm 1971.


Văn Dương
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.