Khủng hoảng của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trước xung đột Nga - Ukraine
Cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đang bắt đầu tạo ra những gợn sóng đứt chuỗi cung ứng vật liệu, linh kiện trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Sau đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chip toàn cầu, cuộc xung đột Nga - Ukraine đã mở ra cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng lần thứ ba của các nhà sản xuất ô tô trong nhiều năm.
Khi cuộc xung đột khiến những nhà cung cấp tại Ukraine ngừng sản xuất, hậu quả có thể nhìn thấy gần như ngay lập tức. Các nhà cung cấp công nghiệp nhỏ nhưng quan trọng đóng cửa các nhà máy ở xa khu vực xung đột, trong khi các lệnh trừng phạt và các tuyến thương mại bị cắt đứt đang cản trở các chuyến hàng ô tô và phụ tùng đến và đi từ Nga, từng được coi là một thị trường tăng trưởng.
Một số tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang vận hành các dây chuyền sản xuất tại quốc gia Đông Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể tới như Leoni AG (Đức), Fujikura (Nhật Bản), Aptiv (Đan Mạch), Nexans SA (Pháp)…
Mặc dù Ukraina có một ngành công nghiệp phụ tùng xe hơi nhỏ, nhưng nước này đã trở thành nhà cung cấp chủ chốt các loại phụ tùng cần thiết để tổ chức hệ thống dây điện của ô tô và kết nối các bộ phận khác nhau. Đặc biệt là hệ thống dây dẫn. Không có chiếc ô tô nào có thể hoạt động mà không có hệ thống dây dẫn. Hệ thống này thường được thiết kế riêng cho từng loại xe cụ thể. Thứ được gọi là wiring harnesses (hệ thống dây điện hoàn chỉnh của một chiếc xe) là một trong những thành phần đầu tiên được lắp đặt trên một chiếc xe mới, và sự thiếu vắng của chúng khiến dây chuyền lắp ráp đi vào bế tắc.
Ngoài hệ thống dây điện, Ukraine cũng là nơi xuất khẩu khí neon phục vụ sản xuất vi chip, palladium phục vụ sản xuất bộ trung hoà khí thải, quặng nikel cho pin lithium-ion… Trong khi đó, Nga là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng để chế tạo khung, gầm, vỏ ô tô.
Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức cảnh báo chiến tranh và các lệnh trừng phạt có thể làm suy yếu nguồn cung nguyên liệu thô từ Nga mà các nhà sản xuất ô tô cần, gồm palladium, được sử dụng cho thiết bị khử ô nhiễm trong ô tô và niken, thiết bị cần thiết cho pin ô tô điện. Còn Ukraine là nguồn cung neon chính, một loại khí được sử dụng cho các tia laser hiệu suất cao.
Có thể thấy, xung đột là một đòn mới đối với một lĩnh vực đã trải qua sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Một điều đáng lo hơn không chỉ với các công ty sản xuất ô tô mà còn với cả châu Âu đó là liệu cuộc xung đột Nga – Ukraine có ảnh hưởng đến thương mại quốc tế hay không. Nếu có, hậu quả đối với châu Âu có thể rất nặng nề. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới chiếm 86% tổng sản phẩm quốc nội EU, cao hơn nhiều so với chỉ 23% của nền kinh tế Mỹ.
Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Đức VDA cho biết, bụi phóng xạ do cuộc xung đột gây ra đã làm gián đoạn các tuyến đường vận tải cũng như các giao dịch tài chính và nó đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt một loạt các nguyên liệu thô.
Bên cạnh những khó khăn liên quan tới vật tư, chi phí mà các nhà sản xuất ô tô phải gánh còn tăng cao do các tuyến vận chuyển - đặc biệt là đường hàng không - giờ đây trở nên dài và vòng vèo hơn.
Những bất cập mới nảy sinh khiến hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu – vốn đã chật vật với tình trạng thiếu linh kiện suốt năm 2021 - càng trở nên vất vả.
Theo ước tính ban đầu, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ hao hụt khoảng 1,5 triệu xe - tương đương 2% so với mức sản lượng 84,2 triệu xe theo dự báo do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit đưa ra trước khi xảy ra tình hình ở Ukraine. Ở kịch bản xấu nhất, mức hao hụt có thể lên tới 3 triệu xe.
Vấn đề trước mắt mà các nhà sản xuất ô tô đang "đau đầu" là làm thế nào để sản xuất trở lại bình thường khi cuộc xung đột Nga - Ukraine cắt đứt nguồn cung bộ phận ô tô được sản xuất ở Ukraine.
Các nhà sản xuất xe hiện đang nỗ lực để đối phó với sự hỗn loạn về hậu cần. Joachim Damasky, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức, cho biết các hãng xe sẽ chuyển sang các dùng nguồn cung hệ thống dây ở các quốc gia khác, như Tunisia. Việc thay thế nguồn cung này được dự tính sẽ mất từ hai đến bốn tuần.
Như hãng Leoni - đối tác của BMW cũng đang tăng sản lượng tại các địa điểm nằm ngoài Ukraine để khắc phục tình trạng thiếu hụt linh kiện cung cấp cho đối tác sớm nhất có thể.
Song song đó, BMW đang có động thái đàm phán với một vài nhà cung cấp khác để nhanh chóng tìm được nguồn phụ tùng thay thế trong giai đoạn này.
An MaiMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.