Kịch bản tăng trưởng kinh tế: Tác động của xuất siêu
Xuất siêu 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ 2019 là điểm được chú ý trong dữ liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố.
Chỉ số cân bằng khối lượng sản xuất, đơn đặt hàng mới, tồn kho thành phẩm và số lượng lao động (%) . Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong điều kiện hiện nay, xuất/nhập khẩu vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng với nền kinh tế. Các chỉ số thống kê cho thấy, kim ngạch xuất/nhập khẩu, xuất siêu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 như sau.
Tác động tới tăng trưởng kinh tế
Điểm nổi bật thứ nhất là xuất siêu. Xuất siêu cao hơn cùng kỳ năm trước cả về mức tuyệt đối (4,04 triệu USD so với 1,77 triệu USD), cả về tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch xuất khẩu (3,3% so với 1,4%).
Xuất siêu đạt được do nhiều yếu tố. Nhìn tổng quát, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu (121,21 triệu USD so với 117,17 triệu USD); so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu giảm ít hơn nhập khẩu (giảm 1,1%, hay giảm 1,35 tỷ USD, so với giảm 3% hay giảm 3,62 tỷ USD).
Điểm nổi bật thứ hai là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước khá cao, lên đến 11,7%. Nhờ đó, tỷ trọng của khu vực này trong tổng số 6 tháng năm nay đã cao hơn cùng kỳ (34,1% so với 30,2%). Cũng nhờ vậy mà khu vực này tuy vẫn còn nhập siêu lớn, nhưng so với cùng kỳ năm trước đã giảm cả về mức tuyệt đối (10170 triệu USD so với 14453 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu (24,5% so với 39,0%).
Việc xuất siêu đã có tác động tích cực về nhiều mặt. Trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD (sau 6 tháng tăng 0,47%, bình quân 6 tháng tăng 0,12% so với cùng kỳ).
Có một tác động không phải nhiều người nhận ra là xuất siêu có tác động đến tăng trưởng kinh tế (kích cầu); trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”- tức kích sản xuất trong nước. Nếu thế giới thương mại giảm sâu, đã đưa đến dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm sâu, thì ở Việt Nam vẫn xuất siêu, nên tăng trưởng kinh tế chỉ chậm lại chứ không mang dấu âm.
Vẫn cần cẩn trọng
Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả năm 2020 có thể sẽ không tăng nhiều so với năm trước. Xuất siêu năm 2020 có thể đạt được khi dự đoán xuất khẩu có quy mô lớn hơn nhập khẩu và xuất khẩu lại có tốc độ tăng cao hơn so với nhập khẩu.
Theo TS Lê Huy Khôi, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công thương) thì “khả năng duy trì xuất siêu của Việt Nam từ nay đến cuối năm là rất cao và giá trị xuất siêu có thể sẽ tăng cao hơn mức hiện tại”. Bởi lẽ, theo ông, thời gian tới sẽ có những cơ hội đến từ tác động tích cực và khả năng khai thác các cơ hội từ thực thi các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và tới đây là EVFTA. Bên cạnh đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang sẽ là cơ hội rất tốt cho thu hút đầu tư và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
Chuyên gia tư vấn tăng trưởng doanh nghiệp Phạm Việt Anh nhìn nhận rõ ràng xuất khẩu đang tăng nhanh hơn nhập khẩu khiến Việt Nam tiếp tục có thặng dư thương mại ở mức cao. Điều này cũng cho thấy do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên các doanh nghiệp nhập khẩu ít hơn trong tiêu dùng và giảm đầu vào phục vụ cho sản xuất - kinh doanh. Đây đúng là một thực tế cần tính tới và cần tiếp tục theo dõi trong những tháng tới.
Ông Việt Anh cũng cho rằng, “xuất siêu thì lúc nào cũng tốt, cái chính là ít hay nhiều và có bền vững hay không. Để có được sự bền vững này đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố về tiêu dùng và đầu tư trong nước; tăng trưởng nội sinh; cải thiện năng suất tổng và nền kinh tế phải tăng trưởng theo chiều sâu”.
Linh NgaKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.