Kích cầu phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022

Tiêu dùng và Tiếp thị
12:39 PM 13/09/2021

Trước tình hình dịch bệnh Covid - 19 trong nước đang dần được kiểm soát; nhiều tỉnh, thành bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch triển khai chính sách, biện pháp để kích cầu phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành. Kế hoạch nhằm triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.

Kích cầu phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành - Ảnh 1.

Sau một thời gian gặp nhiều khó khăn do dịch Covid -19, ngành du lịch đang rục rịch trở lại

Kế hoạch bao gồm các nội dung chính như đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch, ưu tiên thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid -19 cho người dân, người lao động tại các trung tâm du lịch, từng bước mở rộng cả nước; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực y tế phòng, chống Covid-19, tổ chức thực hiện tốt quy định 5K; tạo điều kiện thuận lợi đi du lịch đối với khách nội địa và khách quốc tế có chứng nhận tiêm chủng vắc-xin, phù hợp với hệ thống công nhận quốc tế; thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang). Trên cơ sở đó chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến trong cả nước, bao gồm Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)...;

Tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch, triển khai chiến dịch truyền thông kích cầu du lịch với thông điệp "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" và "Du lịch Việt Nam an toàn hấp dẫn"; Truyền thông giới thiệu, mở cửa điểm đến, quy trình du lịch an toàn, chính sách mới liên quan đến xuất nhập cảnh; cập nhật thông tin các chương trình du lịch mới, có ưu đãi. Đa dạng các kênh truyền thông.

Phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Triển khai quy hoạch hệ thống du lịch, định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch gắn với thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe. Hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thay đổi đa dạng của thị trường: sản phẩm, dịch vụ du lịch ban đêm, du lịch gắn với ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe... Khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác xây dựng các chuỗi sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ cho nhau; làm mới, bổ sung giá trị gia tăng cho các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ.

Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo du lịch an toàn đối với điểm đến, cơ sở cung ứng dịch vụ và khách du lịch. Đề xuất triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với hoạt động khôi phục kinh doanh, trả lương người lao động, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp du lịch, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 của Chính phủ. Đề xuất miễn, giảm thuế đối với các khoản chi phí kích cầu, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo nghề du lịch.

Và cuối cùng là hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch. Đề xuất, triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành du lịch về nghiệp vụ, kỹ năng khai thác thị trường, phát triển sản phẩm, chuyển đổi số và các kiến thức khác nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Đề nghị các địa phương có chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động trong du lịch.

Hạ Duyên
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.