Kiểm soát lạm phát để hạn chế tác động tới chứng khoán

Đầu tư và Tiếp thị
08:13 AM 02/06/2022

Sắc xanh phủ khắp thị trường tại phiên giao dịch ngày 1/6/2022, đóng cửa VN-Index tăng 6,84 điểm (0,53%) lên 1.299,52 điểm, HNX-Index giảm 0,39 điểm (0,12%) về 315,37 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,37%) xuống 95,1 điểm.

photo-1654094583720

Diễn biến thị trường khởi sắc hơn trong phiên giao dịch đầu tháng 6/2022. Sắc xanh phủ khắp thị trường với giao dịch tích cực ở nhiều nhóm ngành. Về cuối phiên giao dịch, hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm dầu khí, phân bón thủy sản và cảng biến bứt phá góp phần giúp các chỉ số biến động tích cực hơn

Ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt

Theo các chuyên gia tài chính, chứng khoán là kênh huy động vốn hiệu quả cho các tổ chức tín dụng nói chung, nhất là những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, việc minh bạch thị trường có tác động đến các ngân hàng đã niêm yết, dẫn vốn vào các ngân hàng và một phần giúp nâng cao uy tín thương hiệu.

Ông Lệnh (Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM) cho rằng sự điều chỉnh trong thị trường thời gian qua chỉ là ngắn hạn. Giá trị cốt lõi là trong những tháng đầu năm 2022, ngành ngân hàng tăng trưởng ổn định, nợ xấu được kiểm soát, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt… Bốn tháng đầu năm, dư nợ tín dụng tăng khoảng 7% và các ngân hàng niêm yết đều công bố kết quả kinh doanh minh bạch, công khai. Đây là các chỉ số tham chiếu để nhà đầu tư tham khảo.

Về dài hạn, sự phát triển của thị trường chứng khoán không chỉ tác động đến hiệu quả làm việc của ngân hàng. Khi các ngân hàng đáp ứng được thị trường vốn trung dài hạn thì sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững trong thời gian tới.

Kiểm soát lạm phát để hạn chế tác động tới chứng khoán

PGS.TS Nguyễn Văn Trình - Chuyên gia kinh tế, chia sẻ về vai trò của thị trường chứng khoán trong thu hút dòng vốn trung và dài hạn.

Hiện, dòng vốn có 2 kênh là ngân hàng và chứng khoán. Thời gian qua, dòng vốn đi hơi khập khiễng khi dựa chủ yếu vào ngân hàng nhiều hơn. Còn vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, nói nôm na là "hùn vốn", doanh nghiệp có lãi thì trả cho nhà đầu tư nên đây là nguồn vốn bền vững và phát triển của nền kinh tế.

Về biến động thị trường thời gian qua, nguyên nhân có bên ngoài và bên trong, khách quan và chủ quan, vĩ mô và vi mô. Trước hết, nguyên nhân bên ngoài là chứng khoán thế giới, nhất là chứng khoán Mỹ có những phiên sụt giảm mạnh, Dow Jones mất trên 1,000 điểm, cũng tác động tới chứng khoán Việt Nam vì chúng ta là nền kinh tế mở, liên thông. Nguyên nhân chứng khoán Mỹ sụt giảm là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang có động thái quyết liệt tăng lãi suất, lên 0.5 điểm % và thậm chí tăng thêm 0.75%... khiến tâm lý của nhà đầu tư Mỹ thận trọng, rút vốn và bán tháo chứng khoán, làm cho các chỉ số chứng khoán Mỹ sụt giảm.

Thị trường sụt giảm còn do nhà đầu tư lo ngại lạm phát. Mà lạm phát cũng có nhiều nguyên nhân, như sau hàng loạt gói hỗ trợ trong phòng chống dịch bệnh, tiền đẩy ra ồ ạt sẽ dẫn đến cung tiền cao, giá cả sẽ tăng vọt… Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xung đột địa chính trị, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng; rồi Trung Quốc áp dụng chính sách Zero-COVID cũng tác động tới thị trường. Do đó, việc tìm những biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát lạm phát, sẽ giảm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.

Phải kiểm soát được chất lượng doanh nghiệp niêm yết

Sau khi tăng nóng sẽ là giai đoạn giảm theo chu kỳ, nếu đi theo hướng tăng - giảm - đi lên thì tốt; còn tăng - giảm theo hướng xuống thì xấu nên cần có giải pháp để kiềm chế. Và đến chu kỳ, tới đỉnh 1,530 điểm thì sẽ xuống. Ai lỡ mua ở đỉnh thì phải cắt lỗ. Đây là thị trường mang tính chu kỳ.

Hiện tượng giảm giá thời gian qua là chu kỳ của thị trường, là tất yếu. Thị trường hai năm liên tục đi lên thì phải đi xuống, có điều nay thị trường rối quá nên nhà đầu tư hoảng và những người mới tham gia thị trường bị thua lỗ. Ngoài ra, có yếu tố đầu cơ lớn dẫn đến những sai phạm trên thị trường, ví dụ như vụ Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT của FLC)... Chúng ta xử nghiêm minh theo luật pháp khiến tâm lý nhà đầu cơ hoảng loạn, lo sợ thị trường không ổn định càng đẩy mạnh ra bán. Khi tâm lý nhà đầu tư không vững vàng rất dễ nhìn thị trường tiêu cực.

Ngoài ra, do công nghệ thông tin phát triển nên các nhóm nhà đầu tư tác động lẫn nhau và kéo tâm lý bầy đàn càng làm thị trường xấu hơn; ngược lại, nếu tâm lý hưng phấn thì làm thị trường tăng nóng. Những bất ổn của thị trường làm cho thị trường giao dịch hỗn loạn trong thời gian qua.

Và giải pháp là phải kiểm soát được chất lượng niêm yết trên thị trường chứng khoán vì có chất lượng thì nhà đầu tư mới tin tưởng. Ủy Ban Chứng khoán phải ngăn chặn lại. Ngoài ra, cần nói thêm là để tránh hỗn loạn trên thị trường như vừa rồi, chúng ta nên tính toán lại tỷ trọng những ông lớn trong VN30 và VN-Index; xem xét lại phiên ATO và ATC có cần thiết không, vì đây là 2 phiên có thể gây xáo trộn trên thị trường.

PGT Holdings_Doanh nghiệp từng bước, bước qua cơn bão điều chỉnh về

Nhắc tới PGT Holdings một doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán HNX, có lẽ nhiều nhà đầu tư sẽ ấn tượng về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong bối cảnh toàn thị trường chao đảo về minh bạch thông tin, BQT của PGT Holdings có chia sẻ với các nhà đầu tư qua những góc nhìn.

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

photo-1654094587960

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Khép lại phiên giao dịch ngày 1/6/2022, mã chứng khoán PGT khởi sắc khi được ghi nhận tăng điểm và nhịp hồi phục tích cực qua các phiên giao dịch. Khối lượng giao dịch còn hơn khiêm tốn nhưng tuy nhiên so với diễn biến của thị trường thì đó không phải là vấn đề quan ngại. PGT đóng cửa phiên giao dịch với mức giá 7,000 VNĐ.

Do đó, mã PGT trên sàn HNX là mọt gợi ý đầy tiềm năng và hấp dẫn để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân trong giai đoạn tháng 6/2022 này.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.