Kiên Giang: BĐBP và 10 huyện, thành phố biên giới, biển đảo qua 1 năm thực hiện quy chế phối hợp
Trong năm 2023, Đảng ủy BĐBP tỉnh và 10 huyện ủy, thành ủy biên giới, biển đảo của tỉnh Kiên Giang đã chủ động phối hợp quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Quy chế, Hướng dẫn... của lãnh đạo, chỉ huy các cấp về nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo.
Trong năm, các đơn vị đã phối hợp tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới được trên 200 cuộc. Tuyên truyền, giải thích cho 5 hộ dân đang thuê đất tại khu vực từ mốc 293/2 đến mốc 295 thuộc huyện Giang Thành. Giúp người dân Campuchia hiểu rõ phần đất họ đang thuê canh tác là đất của Việt Nam. Đồng thời, tuyên truyền đến mọi người dân trong quá trình canh tác gắn với thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động những hộ dân chấp hành nghiêm nghị định thư phân giới cắm mốc và chủ trương của địa phương. Không canh tác vượt quá đường biên giới, bảo đảm thuận lợi cho quá trình hỗ trợ những diện tích bị ảnh hưởng do quá trình phân giới cắm mốc của nhà nước. Phối hợp với các cơ quan ban ngành TP Phú Quốc tham gia giải quyết các vướng mắc liên quan đến đất Quốc phòng…
Định kỳ hoặc đột xuất, Đảng ủy BĐBP tỉnh và các huyện ủy, thành ủy biên giới, biển đảo trong tỉnh trao đổi thông tin, tình hình có liên quan đến biên giới, biển đảo. Thống nhất chủ trương, biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và Nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xã hội gắn với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh. Chỉ đạo cấp ủy các đồn Biên phòng duy trì thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp với Đảng ủy các xã, phường, thị trấn biên giới, biển đảo.
Cạnh đó, phối hợp lãnh đạo thực hiện tốt các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống khai thác IUU. Phối hợp tổ chức tuyên truyền về IUU được 142 cuộc cho 9.000 lượt ngư dân. Hướng dẫn viết cam kết trên 5.000 chủ tàu, hơn 16.000 thuyền viên không sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.
Phát trên 3.000 tờ rơi, trên 5.000 thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và gần 2.000 cuốn tài liệu tuyên truyền về chống khai thác IUU. Tặng gần 1.000 lá cờ Tổ quốc, 200 ảnh Bác cho ngư dân. Vận động lắp đặt và phát huy hiệu quả thiết bị giám sát hành trình tàu cá, kịp thời phát hiện, xử lý trường hợp vi phạm theo quy định.
Phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới, vùng biển và chống vi phạm IUU được hơn 1.000 cuộc, trên 4.000 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Phát hiện, bắt giữ, xử phạt và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang xử phạt 34 vụ, 55 phương tiện, 47 đối tượng, thu nộp ngân sách hơn 7,5 tỷ đồng. Phối hợp với Chi cục kiểm ngư - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tuần tra 5 cuộc, 13 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia, xử lý 56 tàu cá vi phạm.
Cùng với đó, phối hợp lực lượng Công an, Quân sự, Phòng Kinh tế TP Phú Quốc, Rạch Giá, huyện Hòn Đất, Kiên Lương tuần tra 96 lượt, 442 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Phối hợp Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 tuần tra kiểm soát trên biển 3 lượt, 9 cán bộ, chiến sĩ tham gia…
Thực hiện tốt Nghị định số 03 của Chính phủ về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng. Chủ động trao đổi, phối hợp, kiểm tra thông tin, tham mưu đề xuất xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên biên giới đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng đấu tranh thành công 3 chuyên án.
Kết quả đấu tranh, bắt giữ 390 vụ, 481 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật, hàng hóa có giá trị. Tổ chức tuần tra được hơn 3.000 cuộc, hơn 11.000 lượt lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia. Cử 194 lượt cán bộ, chiến sĩ giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn gây ra. Điều động 10 lượt tàu, 79 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu nạn. Đã cứu vớt 3 vụ, 2 tàu, 19 người bị nạn vào bờ an toàn. Định hướng giảm nghèo bền vững gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhiều chương trình đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Phụng dưỡng 5 Mẹ VNAH, hỗ trợ 12 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, mỗi hộ 1 triệu đồng/tháng. Hỗ trợ cho 43 hộ nghèo mỗi hộ 10kg gạo/tháng. Đỡ đầu 11 người cao tuổi neo đơn hỗ trợ 400.000 đồng/người/tháng, tặng 975 suất quà, tiền mặt với tổng giá trị gần 1 tỷ đồng.
Hỗ trợ Chương trình "Tết Quân dân" 20 căn nhà đại đoàn kết, 30 con bò giống, hơn 1 ngàn phần quà cho người uy tín, học sinh, hộ nghèo, lực lượng vũ trang, tổng trị giá 5,6 tỷ đồng. Kết quả "Ngày hội Biên phòng toàn dân" năm 2023, đã trao tặng cho 240 cháu học sinh trong chương trình nâng bước em đến trường trị giá 120 triệu đồng và 5 hộ gia đình chính sách 5 triệu đồng, cùng 850 xuất quà cho hộ nghèo trị giá 425 triệu đồng và các hoạt động an sinh xã hội khác.
Tham mưu cho UBND các huyện, thành phố thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 01 của Thủ tướng chính phủ. Phát động phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc được Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia. Đã có 13 tập thể, 202 hộ gia đình, 816 cá nhân tự nguyện đăng ký tự quản 49,677 km đường biên giới. Thành lập 17 tổ tự quản, 85 thành viên, 39 tổ tàu thuyền an toàn huy động 460 tàu, 443 thành viên, 7 tổ, 39 thành viên bến bãi an toàn...
Văn Dương - Tiến VinhTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.