Kiên Giang: Đồn Biên phòng Phú Mỹ chăm lo đời sống đồng bào có hoàn cảnh khó khăn vùng biên
Ban chỉ huy đồn Biên phòng Phú Mỹ đã cùng với cấp Ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương đã có nhiều chương trình, kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn chỉnh các tiêu chí nông thôn mới.
Địa bàn Đồn Biên phòng Phú Mỹ quản lý 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 40%. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. Do vùng đất phèn, mặn, khó trồng trọt, chăn nuôi, nên tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân khu vực biên giới, trong thời gian qua, Ban chỉ huy đồn đã triển khai nhiều chương trình hiệu quả.
Trong nhiều chương trình, phần việc hướng về đồng bào nghèo do Bộ tư lệnh Biên phòng phát động, thì Chương trình "Nâng bước em đến trường" được cấp ủy, ban chỉ huy đồn Biên phòng Phú Mỹ triển khai khá nghiêm túc, đồng bộ, mang lại kết quả cao. Từ việc xét chọn đối tượng học sinh thật sự khó khăn nhưng có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập để hỗ trợ.
Theo đó, mỗi cháu học sinh sẽ được nhận 500 ngàn đồng hàng tháng, số tiền này do chính các cán bộ đơn vị đóng góp. Trong đó tổng số đơn vị đỡ đầu 15 em, 6 cháu học sinh phía Việt Nam, 9 cháu học sinh phía nước bạn Campuchia, tổng số tiền qua thời gian triển khai, đến nay gần 600 triệu đồng.
Theo ban chỉ huy đơn vị, số tiền 500.000 đồng cho 1 em học sinh hàng tháng tuy không lớn nhưng đó làm tấm lòng của các chú Biên phòng, đã giúp các em thêm động lực, có tiền trang trải cuộc sống, mua dụng cụ học tập phục vụ cho việc đến trường.
Trung tá Danh Tâm - Chính trị viên đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng" cũng được đơn vị tích cực tham gia, nhận nuôi tại đơn vị 1 em. Giao cho đội vận động quần chúng chăm sóc, quản lý, dạy bảo. "Từ một đứa trẻ cá biệt, có học lực yếu, kém sau một thời gian ăn, ở, sinh hoạt tại đơn vị. Được các chú Biên phòng chăm sóc, dạy dỗ, cháu đã có nhiều tiến bộ, lực học nâng lên trung bình khá. Tác phong đi đứng, xưng hô, chào hỏi có nhiều chuyển biến tích cực, đầu tóc gọn gàng hơn.
Những ngày được nghỉ học, ngày lễ, tết cháu đã được các cán bộ Biên phòng đưa về thăm gia đình. Tuy nhiên, do điều kiện cuộc sống, tháng 3/2023 vừa qua gia đình cháu đã đến đơn vị xin chuyển cháu về sinh sống ở tỉnh Long An. Hiện đơn vị đang phối hợp làm hồ sơ nhận 01 con nuôi khác thay thế, nhằm tiếp tục duy trì mô hình con nuôi.
Tháng 10/2022, đơn vị thực hiện Công văn số 1383 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang về việc triển khai thực hiện Dự án "Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường". Đơn vị lại tiếp tục đứng ra phối hợp với địa phương, các đoàn thể xét, chọn hỗ trợ 24 cháu học sinh Khmer trên địa bàn. Mỗi em được nhận 1,1 triệu đồng hàng tháng, nguồn kinh phí do Bộ quốc phòng cấp.
Ngoài ra, đơn vị còn duy trì Chương trình "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" nhất là trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Phát động và tổ chức thực hiện tốt phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần xây dựng nên biên phòng vững chắc, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh.
Cuối năm 2021, thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, lao động ngoài tỉnh do ảnh hưởng đại dịch trở về địa phương số lượng lớn, đời sống khó khăn. Đơn vị đã vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị được gần 40 triệu đồng mua gạo, mì, nước mắm, bột ngọt, đường… tặng bà con nghèo. Đồng thời hỗ trợ 5 cháu học sinh nghèo mỗi cháu 5 triệu đồng…
Đơn vị đã rất nỗ lực tham gia thực hiện Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương". Trong đó, hỗ trợ 5 hộ vay 100 triệu đồng chăn nuôi bò sinh sản, 5 hộ vay 20 triệu đồng chăn nuôi heo thịt, 14 hộ vay 70 triệu đồng chăn nuôi gia cầm, 10 hộ vay 50 triệu đồng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng… Tiền lãi thu được từ nguồn vốn cho vay trên được Hội liên hiệp phụ nữ xã quản lý và sử dụng hiệu quả.
Cụ thể đã đầu tư lắp 36 cây đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên phối hợp với Trạm Y tế xã, các phòng khám trong, ngoài tình tổ chức khám, cấp thuốc miễn phí, tư vấn sức khỏe sinh sản và các bệnh về mắt cho hàng ngàn người dân trên địa bàn.
Trong các dịp lễ, Tết cổ truyền của đồng bào Kinh, Khmer, "Tết quân - dân" đơn vị đã phối hợp vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các nhóm thiện nguyện… cho quà, xe đạp, tập, sách tặng hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn. Qua hơn 2 năm tham gia các hoạt động hướng về đồng bào nghèo vùng biên, đơn vị đã vận động được tiền, quà hơn 700 triệu đồng.
Trung tá Danh Tâm, Chính trị viên đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết thêm, hàng năm, đơn vị còn tổ chức thực hiện tốt Phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu UBND huyện Giang Thành ra quyết định công nhận 86 hộ dân sinh sống trên biên giới tham gia tự quản đường biên, cột mốc.
Việc công nhận 86 hộ dân là đồn Biên phòng có thêm 86 "cột mốc sống", sẵn sàng tham gia và vận động mọi người dân tham gia các phong trào vì chủ quyền an ninh biên giới. Và cũng chính những hộ dân này, hàng tháng đã cung cấp cho lực lượng Biên phòng nhiều nguồn tin có giá trị phục vụ cho đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và quản lý bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia…
Văn Dương - Tiến VinhTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.