Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh

Địa phương
03:33 PM 18/11/2020

Những năm gần đây, người người, nhà nhà ở vùng U Minh Thượng có xu hướng nuôi tôm càng xanh xen canh trên ruộng lúa cho thu nhập cao. Nơi đây được ví von là "thủ phủ" nuôi tôm càng xanh.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh

Mô hình Lúa - Tôm, Tôm - Lúa được xem là bền vững và giúp thu nhập người dân nâng lên khá cao, cuộc sống được cải thiện và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong những năm trở lại đây, người nông dân huyện Vĩnh Thuận đã chuyển đổi đất làm lúa 2 vụ, đất phèn, sang mô hình Tôm - Lúa, lấy con tôm càng xanh làm chủ đạo trong vụ lúa giúp người nông dân có thu nhập cao hơn làm lúa.

Mỗi vuông tôm có diện tích vài ngàn mét vuông đến hơn 1, 2 héc ta. Để thu hoạch tôm, người nông dân phải thả và chăm sóc từ 4 - 5 tháng trước đó. Vào ngày thu hoạch, ngay từ lúc sáng sớm chủ vuông phải chuẩn bị rổ nhựa, nước đá ướp tôm và các bồn nhựa chứa tôm có lắp đặt hệ thống tạo oxy để tránh việc tôm chết, thương lái sẽ không mua.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 1.

Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt khá dễ nuôi. Nông dân chỉ việc mua giống và thả xuống cánh đồng. Thời gian sinh trưởng của loại thủy sản này khoảng 4-5 tháng. Trong thời gian này, tôm tìm thức ăn tự nhiên, không phải cho ăn như cách nuôi công nghiệp.

Để bắt được tôm, chủ vuông phải dùng lưới cước phân thành từng đoạn dài khoảng 300m, rồi phải dùng máy chạy sục bùn dưới đáy vuông để làm đục nước, khiến cho tôm bị thiếu ô xy tấp vào 2 mép bờ vuông và phải huy động hơn 20, 30 người đến thu hoạch. 

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 2.

Mãn nhãn cảnh người nông dân thu hoạch tôm càng xanh.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 3.

Khoảng 90% sản lượng tôm càng xanh sau khi thu hoạch được bán cho thương lái.

Trong đó, các nam thanh niên đảm nhiệm vai trò chính xuống vuông bắt tôm, ở phía sau tha hồ chụp tôm bỏ vào thùng xốp hoặc bao đựng mang theo, còn nếu vuông tôm xa nhà thì chủ vuông huy động thêm dài chiếc xe Honda chạy dọc trên bờ vuông chở tôm vừa bắt được vào cho các chị, em phụ nữ lựa và phân loại tôm.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 4.

Hiện toàn huyện Vĩnh Thuận có trên 28.300 ha đất nuôi tôm và các loại thủy sản.

Hiện, giá bán tôm được thương lái mua tại chỗ từ 120.000-140.000đồng/kg tùy loại. Sau khi trừ đi hết các khoản chi phí, người nuôi tôm càng xanh còn lãi khoảng 50 triệu đồng/ha. Nhờ nuôi tôm càng xanh trên đất trồng lúa mà cuộc sống người dân được cải thiện và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 5.

Sau khi phân loại, tôm được rửa sạch và cho vào các thùng nhựa lớn để chạy oxy. Nhờ đó tôm có thể sống trong nhiều giờ, thuận lợi cho việc vận chuyển và kinh doanh.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 6.

Tôm càng xanh tươi sống là một trong số các mặt hàng thủy sản được nhiều người tin tưởng chuộng mua. Tôm sinh trưởng trong môi trường tự nhiên và hoàn toàn không có tạp chất.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 7.

Phân loại tôm để bán cho thương lái. Các hoạt động này diễn ra nhanh chóng vì dưới ánh nắng, tôm dễ chết và giảm giá trị.

Được biết, tôm được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Vĩnh Thuận, giá trị sản xuất chiếm trên 67% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hiện toàn huyện có trên 28.300 ha đất nuôi tôm và các loại thủy sản.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 8.

Tôm càng xanh được thương lái tới tận nhà thu mua.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 9.

Để thu hoạch tôm càng xanh trên đất lúa, nông dân địa phương sử dụng phương pháp quậy bùn để bắt tôm.

Kiên Giang: Mãn nhãn cảnh người dân thu hoạch tôm càng xanh - Ảnh 10.

Khi nước đục, tôm càng xanh sẽ nổi dạt vào bờ, người dân chỉ cần đi theo vớt tôm.

Văn Dương
Ý kiến của bạn