Kiên Giang: Những lưu ý cho ngư dân khi neo đậu ghe tàu trong mùa mưa bão

Địa phương
05:17 PM 14/06/2023

Từ đầu mùa mưa đến nay, đã có rất nhiều tàu cá, xuồng máy của bà con các địa phương ven biển, đảo của tỉnh Kiên Giang bị sóng to, gió lớn đánh vạt vào các gành đá, bãi cát. Chi phí, công sức cho việc trục vớt, kéo tàu, xuồng ra khỏi nơi mắc cạn là không nhỏ, gây thiệt hại lớn về tài sản...

Các địa phương thường xuyên có tàu, xuồng máy mắc cạn là xã Lại Sơn, An Sơn của huyện Kiên Hải; phường An Thới, xã Bãi Thơm, TP Phú Quốc. Theo đó, hầu như ngày nào các đồn, trạm Biên phòng tuyến biển, đảo cũng tiếp nhận tin báo của bà con địa bàn nhờ hỗ trợ phương tiện, lực lượng kéo tàu bị mắc cạn. 

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Hòn Sơn tham gia kéo tàu ngư dân mắc vào bãi cát tại ấp Thiên Tuế, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải.

Cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng Hòn Sơn tham gia kéo tàu ngư dân mắc vào bãi cát tại ấp Thiên Tuế, xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải.

Trong quá trình lực lượng Biên phòng tham gia trục vớt, kéo tàu giúp bà con thì thấy rằng: Các phương tiện hầu hết là tàu công xuất nhỏ, đánh bắt gần bờ, xuồng gắn máy vận chuyển hành khách ra vào bến cảng, lồng bè, tàu lớn… Những phương tiện này thường neo, đậu rất gần bờ, lại ít khi có người trông coi. Khi gặp lúc sóng to, gió lớn dễ bị cài neo, hoặc đứt dây neo tấp dần vào bãi cát, gành đá, đến khi thủy triều rút thì tàu mắc lại trên cạn.

Ông Nguyễn Văn Hải, phường An Thới, TP. Phú Quốc cho biết, ông đã làm nghề biển hơn 20 năm, thường xuyên hỗ trợ phương tiện cùng với lực lượng Biên phòng đi trục với, kéo tàu của bà con mình bị nạn. Tuy nhiên việc kéo tàu bị nạn ngoài khơi còn dễ, chứ kéo tàu bị dạt vào bãi cát, gành đá là rất khó khăn. Nguyên nhân là tàu tham gia cứu giúp phải là tàu công suất lớn hơn tàu bị nạn, nên không thể cập sát vào bờ để tiếp cận tàu nhỏ bị nạn. Nếu dùng dây thừng với khoảng cách quá xa thì mất lực kéo, hơn nữa loại dây kéo phải là dây thừng lớn, nên cũng rất khó tìm.

Qua nhiều lần chứng kiến lực lượng Biên phòng tham gia cứu giúp tàu bị mắc cạn tôi cảm nhật được những khó khăn, vất vả của lực lượng tiếp giúp. Vì qua nhiều giờ bị sóng gió vùi lấp, lượng cát chèn chặt vào thân tàu. Không ít tàu thì bị kẹt chặt giữ các mỏm đá lồi lõm, sắc bén, nên rất khó dùng sức người mà kép tàu ra. Với các công cụ hỗ trợ thô sơ, cộng với lòng nhiệt tình, lực lượng tại chỏ chỉ còn cách bới cát, dẫn nước biển vào, rồi từ lừ đậy tàu bị nạn ra biển. Tuy nhiên cách làm này mất rất nhiều thời gian, công sức.

Thượng tá Nguyễn Thanh Phong, Đồn trưởng đồn Biên phòng cửa khẩu cảng An Thới cho biết, từ đầu mùa mưa đến nay, hầu như cứ cách 1 đến 2 ngày đơn vị lại nhận vụ việc bà con nhờ đồn giúp kéo tàu bị mắc cạn. Khi nhận được tin báo chúng tôi cử lực lượng, vận động ngư dân hỗ trợ phương tiện là tàu cá công suất lớn đi tham gia ứng cứu. Tuy nhiên trong hàng chục vụ, thì lực lượng chúng tôi vất vả lắm mới kéo được 1, 2 vụ. Còn lại các vụ do bị nạn đã lâu, cát chèn quá chặt, vị trí tàu bị nạn là bãi cán bồi dài, khó tiếp cận bằng tàu lớn nên không thể hỗ trợ. 

Trong trường hợp này, chúng tôi thông báo vụ việc với lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển yêu cầu trợ giúp là con. Tuy nhiên anh em bên đó cũng chỉ có cách dùng vào sức quân đông để đẩy tàu ra, chứ cũng không thể dùng đến phương pháp nào khác…

Thượng tá Nguyễn Thanh Phong cho biết thêm, đối với địa bàn như phường An Thới, còn các địa phương khác thì bà con chủ yếu trông chờ vào lực lượng tại chỗ, nên việc tiếp giúp kéo tàu bị nạn là rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Để khắc phục tình trạng nêu trên, trong mùa mưa, bão này, Bộ đội Biên phòng Kiên Giang yêu cầu bà con lưu ý một số điểm sau đây: Khi tàu vào bến, bãi neo đậu cần chú ý quan sát vị trí, hướng gió, theo dõi tình hình thời tiết. Không neo đâu quá gần nhau tránh bị va, đập, quay mũi tàu ra biển, tuyệt đối không đậu thân tàu song song với bờ sẽ dễ bị lật, kiểm tra kỷ neo mũi và neo lái trước khi rời tàu.

Không nên neo, đậu tàu gần các gành đá, mang toàn bộ ngư, lưới cụ, vật dụng cần thiết lên bờ, nếu máy công xuất nhỏ nên tháo mang vào bến cất giữ. Nếu không có người ngủ lại trên tàu, thì phải tìm nơi neo, đậu gần nhà mình, hoặc nhờ người thường xuyên trông coi tàu, nhất là khi thời tiết xấu.

Văn Dương - Tiến Vinh
Ý kiến của bạn
Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn Cuộc đua "hút" CASA của ngân hàng ngày càng gay cấn

Cuộc đua gia tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng trở nên gay cấn trong hệ thống ngân hàng. Nhưng trong môi trường lãi suất thấp như hiện tại, việc "hút" CASA không hề dễ dàng.