Kiên Giang: Những ngày cuối trong quyết tâm gỡ “thẻ vàng” của EC
Trong tháng 10-11/2024, các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang tăng cường tuyên truyền chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho ngư dân, chủ tàu, tài công, công nhân viên chức ở nhiều địa phương.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, mỗi đơn vị đã xây dựng kế hoạch và nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền. Đơn cử như: Lực lượng Biên phòng, Viện KSND tập trung nội dung nhận diện các hành vi được xem là khai thác hải sản bất hợp pháp, buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép, bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển và chế tài đối với từng hành vi vi phạm. Những việc làm người dân cần tuân thủ để góp phần phòng, chống có hiệu quả hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp.
Phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép, bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển. Tuyên truyền đến người dân nhận diện các hành vi được xem là buôn lậu, gian lận thương mại, xuất nhập cảnh trái phép, bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển. Những việc người dân cần tuân thủ để góp phần phòng, chống có hiệu quả hành vi khai thác IUU. Đồng thời, nêu cụ thể những vụ việc, vụ án đã khởi tố mà người dân vi phạm trong lĩnh vực khai thác IUU…
Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh Kiên Giang cho biết, trong thời gian qua, 4 đơn vị chúng tôi phối hợp với UBND các huyện, thành phố có biển, đảo, bờ biển tổ chức các Hội nghị tuyên truyền IUU và một số nội dung có liên quan đến pháp luật. Có hàng ngàn người dân liên quan đến khai thác thủy sản, nuôi trồng, hoạt động nghề cá, tàu biển và cán bộ tham gia. Qua đó, cho thấy trách nhiệm của các ngành, các lực lượng trong triển khai thực hiện sự chỉ đạo của trên về vấn đề IUU.
Qua các buổi tuyên truyền, gặp gỡ, trao đổi với bà con, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị rất vui mừng khi thấy rằng bà con mình đã am hiểu và tuân thủ pháp luật. Nắm vững về vấn đề khai thác hải sản trái phép, đặc biệt trong vấn đề "thẻ vàng", hộp đen, tín hiệu kết nối, tàu cá "3 không" nhật ký khai thác… bà con đều đã biết. Điều này cho thấy sự đồng thuận, đồng tình ủng hộ cơ quan chức năng trong việc tháo gỡ "thẻ vàng" của EC.
Cơ quan Công an, Hội Nông dân tuyên truyền rất nhiều nội dung liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật, các hình thức xử phạt, mức án đối với từng hành vi. Đồng thời, kêu gọi bà con phát huy tối đa tinh thần toàn dân tham gia tố giác tội phạm, không bao che, tiếp tay cho tội phạm. Kêu gọi mọi người dân tích cực tham gia, chung tay, chung sức, đồng lòng thành lập nhiều tổ phòng chống tội phạm, tổ bảo vệ an ninh xóm, ấp, khu phố… Trang bị cho bà con biết thêm về những điểm mới của Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2024.
Theo Viện trưởng Viện KSND tỉnh Kiên Giang Trần Ngọc Phúc cho biết thêm, thông qua các cuộc tuyên truyền cao điểm lần này các đơn vị đã bám sát chỉ đạo của cấp trên về phòng chống IUU. Ngoài các nội dung theo đề cương tuyên truyền, còn lồng ghép thêm một số nội dung cơ bản của Luật Thủy sản Việt Nam, Nghị định 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản và một số văn bản có liên quan.
Công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành Thủy sản, đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó chúng tôi cũng muốn trang bị thêm cho cán bộ, công chức địa phương hiểu thêm về các hành vi vi phạm pháp luật, đi đến chấm dứt tình trạng bao chiếm, bảo kê bờ biển, bãi biển. Thời gian tới sẽ đẩy mạnh các phong trào an ninh xóm, ấp, phát triển các tổ đoàn kết trên biển và phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm.
Văn Dương - Tiến VinhDự kiến tuyến đường sắt đô thị kết nối với sân bay Nội Bài sẽ được khởi động trong năm 2024 - 2025, hoàn thiện toàn bộ vào năm 2034; đoạn tuyến 2.4 Nam Thăng Long - Nội Bài đưa vào khai thác sử dụng năm 2030.