Kiên Giang: Sơ kết thực hiện chính sách người có uy tín trong đồng bào DTTS 6 tháng đầu năm 2024
Tình hình đời sống, sản xuất, an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 ổn định. Đồng bào DTTS chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Quang cảnh hội nghị sơ kết thực hiện chính sách người có uy tín trong đồng bào DTTS 6 tháng đầu năm 2024.
Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, gồm 69.226 hộ, có 263.107 người, chiếm tỷ lệ 14,80 % tổng số dân toàn tỉnh. Cụ thể: Dân tộc Khmer: có 58.383 hộ với 228.289 người; dân tộc Hoa: có 7.554 hộ với 29.306 người; các dân tộc thiểu số còn lại có 265 hộ với 1.022 người.
Toàn tỉnh có 49 xã được phân định khu vực thuộc vùng DTTS. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 285 người có uy tín; trong đó, gồm 237 vị dân tộc Khmer; 30 vị dân tộc Hoa; 17 vị dân tộc Kinh; 01 vị dân tộc Chăm.
Vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc được quan tâm, chú trọng và phát huy, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã hỗ trợ hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế, tăng cường nội lực, làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.
Ngoài ra, người có uy tín còn vận động đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa sản xuất; giúp hộ nghèo thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Trong xây dựng NTM, người có uy tín đã sáng tạo, linh hoạt, kiên trì bằng nhiều hình thức vận động, thuyết phục để đồng bào hiểu được lợi ích của xây dựng các hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như vai trò, trách nhiệm của đồng bào DTTS tham gia xây dựng NTM.
Cạnh đó, người có uy tín còn phối hợp chính quyền trong công tác điều tra, rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách ở địa phương với những hoạt động thiết thực như: xóa nhà tạm cho hộ nghèo, hỗ trợ các phần quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong những dịp đặc biệt, đồng thời là cầu nối kết nối các mạnh thường quân, những tấm lòng thiện nguyện đến với đồng bào khó khăn, tạo ra mạng lưới hỗ trợ để họ không cảm thấy bị bỏ lại phía sau.
Người có uy tín giữ vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ; đồng thời, người có uy tín còn tuyên truyền, vận động đồng bào từ bỏ các tập tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; thực hiện các quy ước, hương ước cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Qua đó, làm cho ý thức của người dân nâng lên trong việc giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường của các bản du lịch, phát triển được các nghề truyền thống, giữ gìn và bảo tồn các văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Song song đó, phát huy vai trò của người có uy tín thông qua các hoạt động tuyên truyền, giải thích, vận động đồng bào cảnh giác với sự dụ dỗ, lôi kéo của những phần tử xấu chống đối chính quyền; vận động đồng bào tham gia các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn ANTT ở khu dân cư…
Tổ chức triển khai kịp thời Quyết định, chế độ chính sách đối với người uy tín trên địa bàn tỉnh đã góp phần chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người uy tín từng bước được cải thiện. Việc cung cấp thông tin cho người có uy tín đã giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình, cộng đồng giữ vững an ninh chính trị vùng dân tộc, miền núi…
Đầu năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh phát động phong trào thi đua phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào DTTS, qua phát động Ban Dân tộc tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 3 tập thể, 18 cá nhân; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen cho 6 tập thể, 65 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.