Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Áo đạt gần 1,3 tỷ USD
6 tháng đầu năm, trong quan hệ thương mại với Áo, Việt Nam duy trì được vị thế xuất siêu với con số thặng dư đạt hơn 1 tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD, nhóm hàng điện thoại đạt hơn 980 triệu USD, chiếm 76,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Áo. Nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng... đạt gần 99 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Áo trong 6 tháng đầu năm đạt 201,7 triệu USD, tăng khá cao hơn 21% so với cùng kỳ 2022. Nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất là dược phẩm với kim ngạch 46,8 triệu USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhóm hàng nhập khẩu lớn khác như: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh; xơ, sợi dệt các loại…
Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Áo có sự tăng trưởng đáng kể nhưng đầu tư của Áo vào Việt Nam còn khiêm tốn. Áo hiện đứng thứ 41/108 quốc gia và vũng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 43 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 148,59 triệu USD.
Với những cải thiện về môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng như chiến lược hướng tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Áo, các doanh nghiệp lớn của Áo đang tích cực tìm kiếm đầu tư vào những dự án quan trọng ở Việt Nam. Áo cũng là nước cung cấp ODA cho Việt Nam, tài trợ cho Việt Nam trên 3 lĩnh vực chính là đường sắt, y tế và giáo dục và một số ngành khác như xử lý rác thải, quản lý nước và xử lý nước thải, thủy lợi. Hiện nay, Áo đang thiếu nhân lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế.
Do đó, hai bên Áo và Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà Áo có thế mạnh và Việt Nam đang có nhu cầu như chế tạo máy, công nghệ cao, năng lượng, thương mại điện tử… Hai bên cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp 4.0, công nghiệp ô tô, công nghiệp nông nghiệp, công nghiệp môi trường, năng lượng xanh, y tế, lâm nghiệp và chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, đào tạo nghề và du lịch...
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Áo, sản phẩm điện thoại di động và phụ tùng chiếm 80 - 90% giá trị, tiếp đến là dệt may, da giày và các sản phẩm máy móc, sắt thép. Việt Nam nhập khẩu từ Áo chủ yếu là máy móc, thiết bị, chiếm 30 - 40% tổng giá trị, tiếp đến là các sản phẩm dược phẩm, nguyên liệu dược, xơ, sợi dệt các loại, linh kiện máy tính. Những năm gần đây, mặt hàng thủy tinh trở thành nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Áo sang Việt Nam.
Ngoài ra, do đặc điểm Áo là một nước không có biển, thị trường sâu nội địa, chi phí vận chuyển cao, xuất nhập khẩu chủ yếu thông qua trung gian nên doanh nghiệp Việt cần tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, phổ biến thông tin tới cộng đồng doanh nghiệp về lợi ích của EVFTA để tận dụng thế mạnh của cả hai bên trong giai đoạn tới, đặc biệt là hàng dệt may và hàng nông sản của Việt Nam.
Minh An (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.